(Baothanhhoa.vn) - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Ch Minh lôn coi trọng nông dân và coi phát triển nông nghiệp là nền tảng phát triển kinh tế và là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp khác. Người đã từng nói: “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh”. Đồng thời khẳng định: “Phải phát triển nông nghiệp một cách toàn diện”. Trong quá trnh phát triển, lời Bác dạy luôn là kim chỉ nam để tỉnh Thanh Hóa xây dựng và thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thanh Hóa khắc ghi lời Bác trong lộ trình phát triển nông nghiệp

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Ch Minh lôn coi trọng nông dân và coi phát triển nông nghiệp là nền tảng phát triển kinh tế và là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp khác. Người đã từng nói: “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh”. Đồng thời khẳng định: “Phải phát triển nông nghiệp một cách toàn diện”. Trong quá trnh phát triển, lời Bác dạy luôn là kim chỉ nam để tỉnh Thanh Hóa xây dựng và thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng.

Thanh Hóa khắc ghi lời Bác trong lộ trình phát triển nông nghiệp

Cánh đồng áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa tại xã Nam Giang (Thọ Xuân).

Nói về vai trò của nông nghiệp trong mối quan hệ với các ngành kinh tế khác, Chủ tịch Hồ Chí Minh ví công nghiệp và nông nghiệp như hai chân của con người, người không thể thiếu một chân, thì nước không thể thiếu một bộ phận kinh tế: “Công nghiệp và nông nghiệp như hai chân con người, hai chân có mạnh thì đi mới vững chắc”. Người phê phán sự “khập khiễng” trong phát triển không đồng bộ giữa công nghiệp và nông nghiệp, để lưu ý toàn Đảng, toàn dân phải chú ý đúng mức đến phát triển nông nghiệp.

Người cho rằng: Phát triển nông nghiệp toàn diện là giải pháp quan trọng để phát triển bản thân nền nông nghiệp. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nền nông nghiệp toàn diện trước hết phải là một nền nông nghiệp có ngành trồng trọt phát triển, mà đầu tiên là phải chú ý trồng cây lương thực, bởi vì nông nghiệp là nguồn cung cấp lương thực. Trong các cây lương thực, Người xác định cây lúa là chủ lực, sau đó trồng các loại cây hoa màu, như ngô, khoai, sắn để phục vụ chăn nuôi: “Sản xuất phải toàn diện, sản xuất thóc là chính, đồng thời phải coi trọng hoa màu, cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi, thả cá và nghề phụ”. “Trong trồng trọt phải chú ý toàn diện. Trồng cà phê, trồng lúa nhưng đồng thời phải chú ý trồng lạc, trồng vừng vì lạc, vừng là thứ hàng xuất khẩu rất tốt để đổi lấy máy móc...”.

Người nhắc nhở: “Trung ương thường nói nông nghiệp phải toàn diện. Mình không những cốt gạo, ngô, khoai, sắn, bông mà còn cốt các thứ khác nữa. Cho nên phải toàn diện. Tăng diện tích mà không tăng sản lượng là vô ích, mất công. Nhưng tăng sản lượng cũng phải toàn diện. Lúa là chính, nhưng ngô, khoai, sắn cũng phải có, cũng phải chú trọng. Nếu chỉ chú trọng lúa mà không chăm nom ngô, khoai, sắn cũng không được. Hoặc chỉ chăm về cây lương thực mà không chăm về cây công nghiệp cũng là khuyết điểm”.

Sự phát triển toàn diện của nông nghiệp được Người ví như sự vận động của “guồng máy”: “Trong một công xưởng, có nhiều loại máy móc hình dạng khác nhau và công dụng khác nhau. Những máy móc khác nhau ấy phải bố trí và kết hợp thật ăn khớp với nhau thì sản xuất mới tốt” và nông nghiệp cũng có “guồng máy” của nó. Nghĩa là “từ lúc chọn giống đến ngày đưa thóc vào kho, mọi công việc phải ăn khớp, nhịp nhàng với nhau, thì kết quả mới tăng”. Người minh chứng, muốn tăng thu hoạch phải tăng vụ, tăng diện tích, muốn tăng vụ, tăng diện tích phải cải tiến nông cụ, muốn dùng máy thì phải cày sâu, bừa kỹ và muốn ruộng đất tốt phải bón nhiều phân, muốn có nhiều phân phải đẩy mạnh chăn nuôi, muốn phát triển chăn nuôi phải tăng diện tích trồng thức ăn cho trâu bò...

Bốn lần về thăm tỉnh Thanh Hóa, gần như lần nào Bác Hồ cũng đề cập đến vấn đề phát triển nông nghiệp và động viên Nhân dân trong tỉnh tích cực tăng gia sản xuất. Phát biểu tại Đại hội Công đoàn tỉnh Thanh Hóa lần thứ 6 ngày 19-7-1960, Người đã nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa đất nước: “Nước ta là một nước nông nghiệp..., muốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế nói chung phải lấy nông nghiệp làm gốc. Nếu không phát triển nông nghiệp thì không có cơ sở phát triển công nghiệp vì nông nghiệp cung cấp nguyên liệu, lương thực cho công nghiệp và tiêu thụ hàng hóa của công nghiệp làm ra”. Người chỉ rõ: “Muốn cơ giới hóa nông nghiệp cũng phải mất hàng 15, hay 20 năm chứ không làm ngay một lúc được. Cho nên phải cải tiến công cụ hiện có, phải làm những loại máy mới giản đơn, thợ mộc cũng đóng được, nông dân cũng đóng được”. “Công nhân phải giúp nông dân, giúp HTX cải tiến công cụ từ những cái thô sơ trở đi...”.

Lần thứ 4 về thăm Thanh Hóa vào ngày 11, 12-12-1961, ngay buổi sáng đầu tiên Bác đã đi thăm HTX nông nghiệp tiên tiến Yên Trường thuộc huyện Yên Định. Điều này thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Bác đối với nông nghiệp. Trong bài nói chuyện với hơn 40.000 đồng bào và cán bộ của tỉnh ta, điều đầu tiên Bác ghi nhận những kết quả đạt được trong sản xuất, phát triển nông nghiệp của tỉnh. Đồng thời cũng chỉ ra những “khuyết điểm” trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Để sửa chữa những “khuyết điểm” Bác chỉ rõ những việc cần làm, như: “Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác thủy lợi. Phải ra sức làm nhiều phân cho vụ chiêm xuân và chống thói cấy chay. Bảo đảm cấy kịp thời vụ, quyết tâm tranh thủ một vụ đông xuân thắng lợi và toàn diện... Phòng bệnh, chống rét cho người và gia súc”.

Vận dụng, khắc ghi tư tưởng, lời căn dặn của Người trong phát triển kinh tế nông nghiệp, xuyên suốt lộ trình dài phát triển, tỉnh Thanh Hóa luôn nhận thức rõ ràng và sâu sắc về lợi thế, tiềm năng, thế mạnh cũng như vai trò quan trọng của nông nghiệp trong phát triển kinh tế của tỉnh. Điều này thể hiện rõ trong các kỳ đại hội đảng bộ của tỉnh. Ở thời kỳ nào, tỉnh ta cũng xác định nông nghiệp là nền tảng trong phát triển kinh tế. Vì vậy, tỉnh luôn định hướng phát triển nông nghiệp toàn diện, không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả thông qua việc cải tiến công cụ, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh công tác làm thủy lợi, hoàn thiện hệ thống tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp... Ngay cả những nhiệm kỳ gần đây, khi tỉnh xác định con đường đi là trở thành tỉnh công nghiệp thì phát triển nông nghiệp cũng luôn được tỉnh xác định là nhiệm vụ hàng đầu trong phát triển kinh tế. Điển hình như trong nhiệm kỳ 2006-2010, nhiệm vụ đầu tiên mà tỉnh Thanh Hóa xác định thực hiện là phát triển nông nghiệp. Theo đó, tỉnh tiếp tục chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, thâm canh trên diện tích lúa được tưới chủ động, tăng cường áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến để tăng năng suất các loại cây công nghiệp... Nhiệm kỳ 2011-2015, nhiệm vụ phát triển toàn diện ngành nông nghiệp, tiến tới xây dựng nền nông nghiệp sạch, công nghệ cao theo hướng hàng hóa, xây dựng các vùng chuyên canh gắn với chế biến, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp, chủ động ứng phó với thiên tai cũng được đặt ở vị trí đầu tiên. Gần nhất, trong nhiệm kỳ 2016-2020, nông nghiệp được tỉnh định hướng phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, giá trị gia tăng gắn với doanh nghiệp theo chuỗi liên kết. Giai đoạn này, nông nghiệp được tỉnh xác định là 1 trong 6 trụ cột tăng trưởng của tỉnh, đứng vị trí thứ 2 chỉ sau lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo. Điều này đủ thấy sự xem trọng của tỉnh đối với phát triển lĩnh vực nông nghiệp.

Trong quá trình thực hiện định hướng, lộ trình phát triển, tỉnh Thanh Hóa luôn dành cho nông nghiệp sự quan tâm đặc biệt. Vì vậy, Tỉnh ủy đã ban hành nhiều chương trình liên quan đến phát triển nông nghiệp. Đồng thời, HĐND tỉnh ban hành và thực hiện nhiều chính sách phát triển nông nghiệp. Gầy đây nhất, giai đoạn 2016-2021, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành và triển khai thực hiện gần 20 chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn bao phủ hầu hết các lĩnh vực, từ trồng trọt, chăn nuôi đến thủy sản, lâm nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Theo đó, giai đoạn này, tỉnh đã dành hơn 1.500 tỷ đồng để thực hiện các chính sách hỗ trợ.

Với việc vận dụng tư tưởng, khắc ghi và thực hiện lời dạy của Bác trong lộ trình phát triển, nền nông nghiệp của tỉnh luôn giữ vững vai trò là nền tàng, trụ đỡ của nền kinh tế. Kinh tế nông nghiệp của tỉnh hiện nay đang được phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Năm 2021, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 3,58%; sản lượng lương thực đạt 1,611 triệu tấn; diện tích đất nông nghiệp được tích tụ, tập trung để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao đạt 7.732 ha; tỷ lệ che phủ rừng đạt 53,5%; tỷ lệ hộ gia đình nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh đạt 96,5%. Giá trị sản xuất nông nghiệp ngày càng được nâng cao. Nếu năm 2010, giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1 ha canh tác của toàn tỉnh chỉ đạt bình quân 30 triệu đồng, thì đến năm 2021, giá trị sản xuất đã tăng lên 112 triệu đồng/ha/năm. Hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh ngày càng được đầu tư hoàn thiện. Việc cải tiến công cụ sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp luôn được tỉnh chú trọng, nhờ đó tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp khâu làm đất đạt 96,8%, gieo trồng đạt 29%, phun thuốc bảo vệ thực vật đạt 75%, thu hoạch đạt 86%, vận chuyển đạt 94,5%. Việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất đã góp phần làm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi lên khoảng 10 - 15%.

Những kết quả trên không chỉ thể hiện sự cố gắng, nỗ lực, đồng lòng của toàn ngành nông nghiệp, chính quyền các địa phương và bà con nông dân trong tỉnh, mà còn là kết quả của quá trình vận dụng đúng đắn, sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh, lời căn dặn của Bác trong phát triển nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa.

Hương Thơm


Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]