(Baothanhhoa.vn) - Sáng 18-12, Sở Công thương đã tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động Ngành Công thương năm 2021. Đồng chí Phạm Bá Oai, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Công thương chủ trì hội nghị.

Tập trung chỉ đạo, linh hoạt thích ứng để hoàn thành cao các chỉ tiêu Ngành Công thương năm 2022

Sáng 18-12, Sở Công thương đã tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động Ngành Công thương năm 2021. Đồng chí Phạm Bá Oai, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Công thương chủ trì hội nghị.

Tập trung chỉ đạo, linh hoạt thích ứng để hoàn thành cao các chỉ tiêu Ngành Công thương năm 2022

Toàn cảnh hội nghị.

Năm 2021, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, dưới sự chỉ đạo quyết liệt và linh hoạt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Sở Công thương đã thường xuyên bám sát, nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ thương mại trên địa bàn, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hóa. Do vậy, các chỉ tiêu, kế hoạch của ngành trong năm 2021 cơ bản duy trì phát triển và tăng trưởng tốt, hạn chế đến thấp nhất mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.

Hoạt động sản xuất công nghiệp đã thích ứng tốt với các điều kiện của dịch bệnh. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2021 tăng 16,93% so với năm cùng kỳ. Sản lượng và giá trị các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh cơ bản đều tăng trưởng tốt. Hầu hết các sản phẩm chủ yếu đều đạt và vượt kế hoạch sản xuất ngành đặt ra từ đầu năm. Tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt 5.339 triệu USD, tăng 42,7% so với cùng kỳ, vượt 33,5% kế hoạch.

Tập trung chỉ đạo, linh hoạt thích ứng để hoàn thành cao các chỉ tiêu Ngành Công thương năm 2022

Đồng chí Phạm Bá Oai, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Công thương phát biểu tại hội nghị.

Nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh, hoạt động thương mại nội địa cơ bản thuận lợi và có mức tăng trường tốt so với năm 2020. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2021 ước đạt 133.557 tỷ đồng, tăng 18 % so với năm 2020, đạt 106,8% kế hoạch. Trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 11,7% so với cùng kỳ.

Năm 2021, Sở Công thương cũng đã phối hợp với cơ quan chủ trì hoàn chỉnh phương án Quy hoạch ngành trong quy hoạch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2045; tiến hành rà soát, cập nhật kế hoạch Ngành Công thương 5 năm giai đoạn 2021-2025; tham mưu UBND trình HĐND tỉnh ban hành Chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2022-2026; xây dựng đề án xây dựng cơ chế, chính sách thu hút và mở rộng quy mô sản xuất các ngành công nghiệp có thế mạnh của tỉnh Thanh Hóa, trọng tâm là phát triển công nghiệp năng lượng và chế biến, chế tạo; tham mưu tỉnh thành lập 6 cụm công nghiệp, lập phương án quy hoạch phát triển cụm công nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045…

Ngành cũng đã tích cực cải thiện mạnh mẽ thủ tục hành chính trong các lĩnh vực ngành quản lý; tiếp tục triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động, nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết công việc, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Tập trung chỉ đạo, linh hoạt thích ứng để hoàn thành cao các chỉ tiêu Ngành Công thương năm 2022

Đại biểu phát biểu tại hội nghị.

Năm 2022, bám sát Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025 của UBND tỉnh, trên cơ sở phù hợp với xu hướng và tình hình sản xuất công nghiệp, dịch vụ thương mại tại Thanh Hóa cũng như cả nước, Sở Công thương xây dựng các chỉ tiêu của ngành trong năm 2022, như sau: Giá trị tăng thêm công nghiệp (VACN) tăng 10,8% so với năm 2021; giá trị xuất khẩu đạt 5.700 triệu USD, tăng 1,9% so với năm 2021; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 145.000 tỷ đồng, tăng 8,6% so với cùng kỳ.

Để hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch năm 2022, Ngành Công thương xây dựng một số nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm đó là: Khẩn trương ban hành kế hoạch hành động năm 2022 ngay sau khi Chính phủ, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh ban hành nghị quyết về nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; trong đó, cụ thể hóa các chủ trương, quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ chung thành các nội dung trong phạm vi quản lý của ngành; tập trung lãnh đạo hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ thương mại thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, quyết tâm phục hồi, phát triển kinh tế, bảm đảo chuỗi cung ứng không bị gián đoạn, hoạt động sản xuất, kinh doanh diễn ra an toàn, liên tục; chủ động kiểm tra, nắm chắc tình hình hoạt động của doanh nghiệp tại các khu vực sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tổ chức sản xuất, kinh doanh.

Ngành Công thương cũng sẽ triển khai thực hiện có hiệu quả các đề án, chính sách mới được phê duyệt làm động lực thúc đẩy sản xuất, kinh doanh bền vững, như: Đề án phát triển công nghiệp chế biến chế tạo tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030; Cơ chế, chính sách thu hút và mở rộng quy mô sản xuất các ngành công nghiệp có thế mạnh của tỉnh Thanh Hóa, trọng tâm là phát triển công nghiệp năng lượng và chế biến, chế tạo; Chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ - thiết bị sản xuất một số sản phẩm công nghiệp truyền thống có thế mạnh của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2022-2025… Đồng thời, tăng cường hoạt động hỗ trợ kết nối cung - cầu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa; tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp về các hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã giao kết; đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm địa phương; phát triển thương mại điện tử, chuyển đổi số; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng toàn diện, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, tạo môi trường đầu tư kinh doanh hấp dẫn, thông thoáng; bám sát tình hình triển khai, kịp thời tham mưu giải quyết khó khăn, vướng mắc của các dự án lớn được giao nhiệm vụ theo dõi để bổ sung sản lượng, thúc đẩy tăng trưởng cho ngành công nghiệp.

Minh Hằng


Minh Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]