(Baothanhhoa.vn) - Từ kinh nghiệm thực tiễn và kiến thức học trong nhà trường, kỹ sư xây dựng Đào Văn Hạnh (phường Quảng Cát, TP Thanh Hóa) đã mạnh dạn nghiên cứu, đề xuất ý tưởng mới: Biến phế phẩm nông nghiệp, rác thải nhựa thành sản phẩm xây dựng. Ý tưởng này đã được trao giải khuyến khích tại Cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp trong đoàn viên, thanh niên tỉnh Thanh Hóa lần thứ VIII, năm 2021”.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tái chế phế phẩm nông nghiệp, rác thải thành sản phẩm xây dựng

Từ kinh nghiệm thực tiễn và kiến thức học trong nhà trường, kỹ sư xây dựng Đào Văn Hạnh (phường Quảng Cát, TP Thanh Hóa) đã mạnh dạn nghiên cứu, đề xuất ý tưởng mới: Biến phế phẩm nông nghiệp, rác thải nhựa thành sản phẩm xây dựng. Ý tưởng này đã được trao giải khuyến khích tại Cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp trong đoàn viên, thanh niên tỉnh Thanh Hóa lần thứ VIII, năm 2021”.

Tái chế phế phẩm nông nghiệp, rác thải thành sản phẩm xây dựng

Anh Đào Văn Hạnh và sản phẩm vật liệu xây dựng được tái chế từ phế phẩm nông nghiệp.

Đào Văn Hạnh cho biết: Trước tiên tôi muốn tập trung vào 2 nguồn phế thải là: phế phẩm nông nghiệp và phế phẩm nhựa... Đối với phế phẩm nhựa hiện nay đang tiết giảm sử dụng nhưng không đáng kể. Các nhà máy xử lý lại chưa đáp ứng được cả về số lượng, công suất, công nghệ và khi xử lý lại rất dễ nảy sinh phát thải thứ cấp. Dựa trên 2 nguồn tài nguyên này, tôi đã xây dựng ý tưởng sản xuất cấu kiện bê tông siêu nhẹ với sản phẩm ban đầu là: cấu kiện rãnh thoát nước và hàng rào bê tông siêu nhẹ. Đây là bê tông có thể tích nhỏ, trọng lượng chỉ hơn 50kg/m3. Thành phần bê tông siêu nhẹ hiện tại có thể khai thác là rơm, trấu, phế phẩm nhựa.

Việc sử dụng hai nguồn nguyên liệu này dựa trên nguyên tắc phá vỡ cấu trúc ban đầu để hình thành một cấu trúc vật liệu mới có tính ưu việt hơn. Bằng cách nghiền nhỏ tạo cốt liệu, tăng hàm lượng vi sợi cho bê tông siêu nhẹ và đúc nguội, phương pháp này không sử dụng nhiệt độ sẽ không làm phát thải thứ cấp, thay thế hàm lượng cát, đá có trong bê tông truyền thống, giảm được việc khai thác cát đá tự nhiên.

Ngoài việc giải quyết vấn đề về môi trường, sản phẩm bê tông siêu nhẹ này còn có ứng dụng cao trên thị trường như: làm tấm mái lợp, sàn, tường bao cho các nhà cao tầng, dùng trong các kết cấu, bản tấm panel, tấm nghiêng nhẹ, trong cấu tạo các cấu kiện bê tông cốt thép đúc sẵn... Hiện nay, sản phẩm bê tông siêu nhẹ này đã được sản xuất mô hình. Quá trình sử dụng thử nghiệm, sản phẩm đã khẳng định được những tính chất ưu thế vượt trội so với các sản phẩm tương đương như: Giảm tải trọng công trình, cách âm, cách nhiệt, chống thấm... Giá thành dự kiến giảm 50% so với sản phẩm truyền thống.

Thời gian tới, Đào Văn Hạnh sẽ hoàn thiện sản phẩm demo, tiến tới xây dựng dự án tại phường Quảng Cát, TP Thanh Hóa. Đây là khu vực có mật độ dân số cao, nhu cầu xây dựng lớn, nguồn phế phẩm nông nghiệp sẵn có; đồng thời tiếp tục nghiên cứu các biện pháp thích hợp để cải thiện chất lượng về mặt môi trường, tiếng ồn trong quá trình sản xuất.

Bài và ảnh: Tùng Lâm


Bài và ảnh: Tùng Lâm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]