(Baothanhhoa.vn) - Quy hoạch vùng huyện Thiệu Hóa xác định mục tiêu phát triển nhanh, bền vững theo hướng tăng trưởng xanh đa ngành, lấy dịch vụ thương mại, công nghiệp và sản xuất công nghệ cao là định hướng phát triển ưu tiên. Huyện Thiệu Hóa có hệ thống giao thông đối ngoại kết nối các vùng phát triển kinh tế, nhất là các tuyến đường huyết mạch, như: Quốc lộ 45, đường bộ cao tốc Bắc Nam, đường nối các tuyến Quốc lộ 45 – 47 – 217..., tạo thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, lưu thông phân phối hàng hóa.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Quy hoạch vùng huyện Thiệu Hóa tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội

Quy hoạch vùng huyện Thiệu Hóa xác định mục tiêu phát triển nhanh, bền vững theo hướng tăng trưởng xanh đa ngành, lấy dịch vụ thương mại, công nghiệp và sản xuất công nghệ cao là định hướng phát triển ưu tiên. Huyện Thiệu Hóa có hệ thống giao thông đối ngoại kết nối các vùng phát triển kinh tế, nhất là các tuyến đường huyết mạch, như: Quốc lộ 45, đường bộ cao tốc Bắc Nam, đường nối các tuyến Quốc lộ 45 – 47 – 217..., tạo thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, lưu thông phân phối hàng hóa.

Quy hoạch vùng huyện Thiệu Hóa tạo động lực phát triển kinh tế - xã hộiMột góc thị trấn Thiệu Hóa.

Quy hoạch xác định đến năm 2045, cùng với các huyện Yên Định, Thọ Xuân và Triệu Sơn, huyện Thiệu Hóa sẽ trở thành vùng sản xuất nông nghiệp tập trung của tỉnh. Đồng thời, tập trung phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề gắn với phát triển du lịch văn hóa trải nghiệm. Đây cũng là vùng có chức năng hỗ trợ cho TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn và phát triển theo hướng sinh thái, bền vững... Huyện Thiệu Hóa được phân làm 4 tiểu vùng. Vùng I (vùng kinh tế động lực của huyện), gồm 7 xã, thị trấn: thị trấn Thiệu Hóa và các xã Thiệu Phú, Thiệu Trung, Thiệu Vận, Thiệu Long, Tân Châu, Thiệu Giao, diện tích khoảng 4.591 ha. Với thị trấn Thiệu Hóa là trung tâm, đây là khu vực phát triển trọng tâm của huyện và phát triển đô thị gắn với dịch vụ thương mại, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề kết hợp với du lịch văn hóa trải nghiệm. Vùng II (vùng Tây Nam hữu ngạn sông Chu), gồm 6 xã: Thiệu Toán, Thiệu Tâm, Thiệu Chính, Thiệu Hòa, Thiệu Viên, Thiệu Lý, diện tích khoảng 3.793 ha. Đây là vùng tập trung sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Phát triển chủ yếu theo hướng đô thị, dịch vụ và sinh thái thái nông nghiệp, với đô thị Hậu Hiền (xã Minh Tâm và xã Thiệu Viên) là trung tâm của vùng. Vùng III (vùng Tây tả ngạn sông Chu), gồm 6 xã: Thiệu Ngọc, Thiệu Vũ, Thiệu Tiến, Thiệu Công, Thiệu Thành, Thiệu Phúc, diện tích khoảng 3.477 ha. Định hướng khu vực này phát triển dịch vụ thương mại, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, du lịch văn hóa tâm linh với đô thị Ngọc Vũ (xã Thiệu Ngọc và xã Thiệu Vũ) là trung tâm. Vùng IV (vùng Đông tả ngạn sông Chu), gồm 6 xã: Thiệu Nguyên, Thiệu Duy, Thiệu Hợp, Thiệu Giang, Thiệu Thịnh, diện tích khoảng 4.176 ha. Định hướng phát triển của vùng là dịch vụ thương mại, dịch vụ vận tải, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với các điểm dân cư nông thôn. Định hướng đô thị Giang Quang (xã Thiệu Giang và xã Thiệu Quang) là trung tâm của vùng.

Ngoài các vùng trên, toàn bộ huyện Thiệu Hóa chia thành 3 tiểu vùng để kiểm soát, quản lý trong quá trình thực hiện quy hoạch. Đó là, vùng phát triển xây dựng (khoảng 6.094 ha), bao gồm khu vực thị trấn Thiệu Hóa (thị trấn Thiệu Hóa, xã Thiệu Phú), đô thị Hậu Hiền (xã Minh Tâm và xã Thiệu Viên), đô thị Giang Quang (xã Thiệu Giang và xã Thiệu Quang), đô thị Ngọc Vũ (xã Thiệu Ngọc và xã Thiệu Vũ), để tập trung phát triển có trọng tâm, tránh phân tán, trải dài. Vùng hạn chế xây dựng (khoảng 8.866 ha), các khu vực sản xuất nông nghiệp. Các khu vực này chủ yếu xây dựng giữ nguyên hiện trạng, phát triển các khu chức năng, các điểm dân cư nông thôn theo nhu cầu thực tế góp phần giữ ổn định đất nông nghiệp, tạo các đệm xanh xung quanh khu vực đô thị để kiểm soát đô thị, giữ gìn môi trường. Vùng cấm xây dựng, bao gồm các khu vực (khoảng 1.030 ha) núi Bằng Trình, núi Đọ, khu vực thuộc hành lang lũ của hệ thống sông Chu, sông Mã, sông Cầu Chày. Hành lang bảo vệ đê và đây là khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, khu vực dòng chảy cần được bảo vệ.

Về định hướng phát triển nông nghiệp và nông thôn: đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai, sản xuất quy mô lớn, an toàn, ứng dụng công nghệ để hiện đại hóa trong sản xuất nông nghiệp phục vụ cho các thị trường lớn, như TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn. Xây dựng các sản phẩm nông nghiệp, thế mạnh của huyện để tạo ra thương hiệu (trồng lúa, thủ công mỹ nghệ, nuôi trồng thủy sản...), các làng nghề, nông trại kết hợp phát triển du lịch. Phát huy tiềm năng lợi thế của từng vùng về điều kiện đất đai để phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa và bền vững. Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, đào tạo nguồn nhân lực, đưa nhanh khoa học - kỹ thuật và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp... Tập trung hình thành và phát triển vùng sản xuất nông nghiệp, thủy sản gắn với chế biến, nâng cao giá trị gia tăng, bảo đảm tiêu chuẩn của các sản phẩm, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, xây dựng một số thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp. Kết hợp với phát triển nông nghiệp, các nông trại, làng nghề với các loại du lịch cộng đồng, dã ngoại. Quy hoạch cũng xác định công nghiệp hóa và dịch vụ là thế mạnh của huyện, còn nông nghiệp, thủy sản là nền tảng tạo sự phát triển bền vững. Đối với không gian phát triển công nghiệp, giai đoạn đến năm 2030, giữ nguyên các cụm công nghiệp theo quy hoạch cụm công nghiệp toàn tỉnh để thuận lợi cho việc quản lý và thực hiện; giai đoạn sau năm 2030 đến năm 2045, điều chỉnh lại quy mô và bổ sung thêm các cụm công nghiệp mới để đáp ứng nhu cầu và phù hợp với tình hình phát triển của huyện. Các cụm công nghiệp được quy hoạch dựa trên tiềm năng, lợi thế về nguồn nguyên liệu và lao động của địa phương, vị trí địa lý thuận lợi, hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật. Quy mô các cụm công nghiệp được tính toán dựa trên quy mô dân số, lao động tự do. Tổng diện tích các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện đến năm 2045 khoảng 241 ha, thu hút khoảng 20.000 lao động, ưu tiên sử dụng lao động người địa phương. Định hướng các ngành nghề ưu tiên thu hút đầu tư, như: may mặc, da giày (để giải quyết lao động); chế biến rau quả, nông sản, chế biến thủy sản; cơ khí, sửa chữa, sản xuất thủ công mỹ nghệ... Đi đôi với đó, quy hoạch xác định phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng của vùng huyện Thiệu Hóa với đa dạng loại hình, như: du lịch lịch sử - văn hóa, tâm linh; du lịch sinh thái; du lịch trải nghiệm cộng đồng...; các làng nghề được khôi phục, tổ chức thành các khu vực tập trung để nâng cao giá trị sản xuất, xây dựng thành các sản phẩm có thương hiệu mạnh. Phát triển làng nghề là nơi vừa sản xuất, vừa là điểm du lịch trải nghiệm. Bảo tồn và phát huy các công trình di tích (di tích cách mạng Thiệu Toán, khu di tích Núi Đọ...) nhằm tạo thành các điểm du lịch văn hóa tâm linh. Xây dựng khu sinh thái, bến du lịch để khai thác cảnh quan ven sông Chu, sớm hình thành tuyến du lịch đường sông kết nối từ TP Sầm Sơn, TP Thanh Hóa qua huyện Thiệu Hóa đến Khu Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh. Xây dựng Thiệu Hóa trở thành điểm trung chuyển, hỗ trợ và kết nối phát triển du lịch cho khu vực TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn và khu vực miền núi phía Tây của tỉnh. Thu hút đầu tư xây dựng hệ thống homestay, khu trải nghiệm, nhà hàng, vui chơi giải trí và các dịch vụ phụ trợ khác để hoàn thiện và đa dạng các loại hình dịch vụ, thu hút du khách... Hình thành 2 tuyến du lịch kết nối các khu vực trong vùng huyện Thiệu Hóa, đó là: Tuyến đường bộ, du lịch trải nghiệm khu làng nghề, khu sản xuất nông nghiệp; tuyến du lịch đường thủy, đề xuất 3 bến thuyền gắn với điểm tham quan di tích lịch sử văn hóa tâm linh: chùa Thái Bình (núi Bằng Bình), di tích Núi Đọ - mộ Vua Lê Ý tông, làng nghề đúc đồng Trà Đông, đền thờ Lê Văn Hưu, đền thờ Trà Đông, Cụm di tích cách mạng Yên Lộ. Hình thành các tuyến du lịch ngoại huyện theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa, bao gồm: tuyến du lịch nội tỉnh TP Thanh Hóa - Thiệu Hóa - Thọ Xuân. Tuyến du lịch ngoại tỉnh: Thanh Hóa - Ninh Bình – Hà Nội; Thanh Hóa - Nghệ An - các tỉnh miền Trung Tây Nguyên - Nam bộ. Đi đôi với đó, quy hoạch vùng huyện Thiệu Hóa định hướng phát triển hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật cấp vùng, quy hoạch hệ thống nghĩa trang, định hướng cấp điện..., hạ tầng kỹ thuật viễn thông.

Bài và ảnh: Xuân Hùng


Bài và ảnh: Xuân Hùng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]