(Baothanhhoa.vn) - Từ sự cần thiết của việc quy hoạch phát triển điện lực phải đi trước một bước để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, cũng như thực trạng hệ thống điện lực hiện nay sẽ lỗi thời và không đáp ứng được nhu cầu của tương lai, cuối tháng 7 – 2018, Chủ tịch UBND tỉnh đã có ý kiến chỉ đạo Sở Công Thương nghiên cứu quy hoạch phát triển hệ thống điện lực.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Quy hoạch phát triển hệ thống điện lực – nhu cầu tất yếu cho phát triển toàn diện

Từ sự cần thiết của việc quy hoạch phát triển điện lực phải đi trước một bước để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, cũng như thực trạng hệ thống điện lực hiện nay sẽ lỗi thời và không đáp ứng được nhu cầu của tương lai, cuối tháng 7 – 2018, Chủ tịch UBND tỉnh đã có ý kiến chỉ đạo Sở Công Thương nghiên cứu quy hoạch phát triển hệ thống điện lực.

Trong quy hoạch phát triển điện lực của tỉnh, việc hạ ngầm đường dây điện tại các khu dân cư cũng được quan tâm.

Qua nghiên cứu các số liệu thống kê tại Sở Công Thương, điện năng thương phẩm trên địa bàn tỉnh trong năm 2016 là 3.426 GWh, tăng 13,3% so với năm 2015. Đến năm 2017, sản lượng điện sử dụng toàn tỉnh là 3.873 GWh, tăng 13% so với năm 2016. Tính riêng 7 tháng năm 2018, sản lượng điện tiêu thụ toàn tỉnh đạt 2.459 GWh, tăng 13,93% so với 7 tháng năm 2017. Như vậy giai đoạn 2016 đến nay, mỗi năm, nhu cầu sử dụng điện toàn tỉnh tăng khá đều, ở ngưỡng từ 13 đến 14%. Đó chính là cơ sở để ngành công thương vạch ra kế hoạch bổ sung các trạm biến áp, hệ thống đường dây ở những nơi cụ thể, cho nhu cầu đến năm 2020, định hướng đến năm 2035.

Trên cơ sở hiện trạng hệ thống hạ tầng ngành điện hiện tại và những quy hoạch trước kia, cuối tháng 8 vừa qua, Sở Công Thương đã phác thảo và quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 – 2025, xét đến năm 2035. Theo đó, đến năm 2020, toàn tỉnh sẽ phải đầu tư xây mới: 2 trạm biến áp 220 KV với tổng công suất 750 MVA; 22 trạm biến áp 110 KV với tổng công suất 1.358 MVA. Cùng với đó, phải tiến hành nâng cấp 1 trạm biến áp 220 KV với công suất tăng thêm 125 MVA; nâng cấp thêm 8 trạm biến áp 110 KV với tổng công suất tăng thêm là 257 MVA. Toàn tỉnh cũng phải đầu tư xây mới thêm 1.485 trạm phân phối với tổng công suất 669.350 KVA; đồng thời cải tạo nâng công suất của gần 3.000 trạm phân phối khác trên khắp các vùng miền của tỉnh. Với hệ thống đường dây truyền tải điện, dự kiến nhu cầu đến năm 2020, toàn tỉnh cần phát triển thêm gần 40 km đường dây 220 KV, 230 km đường dây 110 KV, gần 1.100 km đường dây trung áp và hơn 3.000 km đường dây hạ áp...

Do yêu cầu nguồn điện ngày càng lớn, nhất là điện cho sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh, các chuyên gia dự kiến tốc độ điện thương phẩm tăng trưởng bình quân của Thanh Hóa, giai đoạn 2016 – 2020 sẽ đạt 14,4%, giai đoạn 2021 – 2025 sẽ có tốc độ tăng trưởng khoảng 10,5%; tương đương, điện thương phẩm đến 2020 của tỉnh sẽ cần 5.924 GWh, đến năm 2025 cần khoảng 9.761 GWh... Việc quy hoạch hệ thống lưới điện còn hướng đến hạ ngầm các đường điện trong khu dân cư, các khu công nghiệp. Bởi lẽ, trên địa bàn tỉnh hiện nay, nhất là các khu đô thị, việc lưới điện chằng chịt, kéo tự phát hệ thống đường dây vừa tiềm ẩn nguy cơ không an toàn, vừa gây mất mỹ quan.

Từ những phân tích và số liệu trên, Sở Công Thương tính toán dự kiến tốc độ tăng trưởng và nhu cầu sử dụng điện của tỉnh, từ đó đưa ra kế hoạch xây dựng mới các trạm biến áp, hệ thống đường dây ở từng vị trí cụ thể, phù hợp cho sự phát triển của từng khu, vùng địa lý. Theo đó, trong năm 2019 tới đây, UBND tỉnh, Sở Công Thương sẽ phối hợp với ngành điện, xây lắp mới 2 trạm biến áp 220 KV tại huyện Nông Cống và Khu Kinh tế Nghi Sơn, mỗi trạm có công suất 250 MVA. Trong các năm 2019 và 2020, toàn tỉnh sẽ phát triển thêm 18 trạm biến áp 110 KV tại Khu Kinh tế Nghi Sơn (9 trạm), các huyện: Yên Định, Hậu Lộc, Như Thanh, Quan Hóa, Ngọc Lặc, Thọ Xuân và TP Thanh Hóa. Hàng chục trạm biến áp khác trên địa bàn tỉnh đã và đang được mở rộng, nâng quy mô công suất nhằm phục vụ nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng của nhân dân các địa phương trong tỉnh.

Để thực hiện đúng quy hoạch phát triển điện lực đã được Bộ Công Thương và UBND tỉnh phê duyệt, hiện UBND tỉnh đã và đang đôn đốc Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc, Tổng Công ty Truyền tải điện Việt Nam và chỉ đạo Công ty Điện lực Thanh Hóa tập trung triển khai đầu tư đường dây và các trạm biến áp. Qua thực tế triển khai, đã gặp một số vướng mắc trong giải phóng mặt bằng để xây dựng các hàng cột và đường dây, trạm biến áp nên UBND tỉnh đã có chỉ đạo các địa phương sớm bố trí quỹ đất cho xây dựng các công trình hạ tầng điện theo quy hoạch.


Bài và ảnh: Linh Trường

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]