(Baothanhhoa.vn) - Thanh Hóa là một trong 11 tỉnh được chọn thực hiện Dự án phục hồi và quản lý bền vững rừng phòng hộ (JICA2). Đây là một dự án lớn của Nhà nước nhằm phục hồi và quản lý hệ thống rừng phòng hộ, nâng cao độ che phủ của rừng, bảo vệ nguồn nước từ đầu nguồn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phục hồi và quản lý bền vững rừng phòng hộ tỉnh Thanh Hóa

Thanh Hóa là một trong 11 tỉnh được chọn thực hiện Dự án phục hồi và quản lý bền vững rừng phòng hộ (JICA2). Đây là một dự án lớn của Nhà nước nhằm phục hồi và quản lý hệ thống rừng phòng hộ, nâng cao độ che phủ của rừng, bảo vệ nguồn nước từ đầu nguồn.

Chăm sóc rừng trồng Dự án JICA 2 tại xã Trường Lâm (Tĩnh Gia).

Ngay sau khi được thành lập (tháng 9-2012), Ban Quản lý Dự án (QLDA) JICA2 đã thực hiện việc rà soát, chuẩn bị quỹ đất cho các hoạt động của hợp phần phát triển rừng phòng hộ tại 6 huyện, gồm: Thạch Thành, Hà Trung, Như Thanh, Như Xuân, Thường Xuân, Tĩnh Gia với tổng diện tích trồng mới rừng phòng hộ tập trung 1.003 ha; nâng cao chất lượng rừng trồng hiện có 1.020 ha; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên 650 ha; bảo vệ rừng tự nhiên 6.000 ha. Đồng thời, kết hợp xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng dân sinh, sinh kế, mua sắm các trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy rừng. Để thực hiện tốt mục tiêu, kế hoạch của dự án, ban QLDA đã phối hợp với các cấp, các ngành liên quan tháo gỡ khó khăn, tích cực chỉ đạo các địa phương, các ban quản lý rừng phòng hộ đẩy nhanh tiến độ trồng rừng bảo đảm tiến độ và chất lượng rừng trồng. Đồng thời, phân công cán bộ kỹ thuật bám sát địa bàn hướng dẫn cho người dân trồng rừng theo đúng quy trình, bón phân hợp lý để tăng tỷ lệ sống của cây trồng.

Kết quả, đến tháng 11-2018, các hộ nhận khoán đất lâm nghiệp tại 11 xã thuộc 6 huyện nêu trên đã trồng mới được hơn 1.003 ha rừng (chủ yếu là lim xanh trồng xen với keo tai tượng), nâng cấp 1.020 ha rừng, bảo vệ 6.000 ha rừng, khoanh nuôi tái sinh không trồng bổ sung 650 ha rừng. Điển hình như Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Đằn, Ban Quản lý rừng phòng hộ Như Xuân, Ban Quản lý rừng phòng hộ Tĩnh Gia,... đã làm tốt công tác trồng và bảo vệ rừng Dự án JICA2. Theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn, chất lượng lâm phần rừng Dự án JICA2 tại Thanh Hóa sinh trưởng và phát triển tốt, tỷ lệ cây sống cao, không có tình trạng chặt phá, lấn chiếm rừng và không xảy ra cháy rừng. Ngoài mục tiêu phủ xanh đất trống, đồi trọc, Dự án JICA2 tại Thanh Hóa đã góp phần nâng cao ý thức của người dân trong vùng đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng, tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông, lâm nghiệp, cải thiện sinh kế cho người dân vùng dự án.

Có dịp lên thăm các xã: Luận Thành, Luận Khê (Thường Xuân) vào mùa khô nhưng rất mừng là những cánh rừng phòng hộ đầu nguồn Sông Đằn đang ngày một phát triển xanh tốt. Đại diện lãnh đạo Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Đằn, cho biết: Từ đầu năm 2014, ban đã chỉ đạo các hộ nhận khoán đất lâm nghiệp trên địa bàn xã Luận Thành và Luận Khê trồng mới được 262,6 ha rừng Dự án JICA2, chủ yếu là lim xanh, keo tai tượng và chăm sóc rừng phòng hộ trên địa bàn. Người dân được dự án đầu tư cây giống, hỗ trợ tiền công lao động, bước đầu góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống. Điều đáng mừng là người dân tại các xã trong vùng dự án đã tăng thêm mối đoàn kết, gắn bó cộng đồng thông qua sản xuất và giao lưu khi tham gia các hoạt động của dự án. Tài nguyên thiên nhiên thuộc vùng đầu nguồn đã được quản lý bền vững, không những phát huy tốt tính năng phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ tính đa dạng sinh học, đem lại cảnh quan môi trường đẹp cho tuyến đường Hồ Chí Minh trên địa bàn.

Cùng chúng tôi đến thăm các xã: Định Hải, Nguyên Bình, Trường Lâm (Tĩnh Gia) tháng 11-2018, đồng chí Nguyễn Hữu Thường, Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ Tĩnh Gia, cho biết: Từ năm 2014, ban đã chỉ đạo các hộ nhận khoán đất lâm nghiệp trên địa bàn các xã này trồng mới rừng phòng hộ Dự án JICA2. Tính đến tháng 11-2018, các hộ trên địa bàn đã trồng được 269,8 ha rừng chủ yếu là thông nhựa, keo tai tượng. Cùng với trồng mới, chăm sóc rừng phòng hộ, các hộ nhận khoán đã nâng cấp, bổ sung cây bản địa, nâng cao chất lượng rừng trồng được 332,7 ha; hàng năm bảo vệ an toàn 850 ha rừng; khoanh nuôi tái sinh tự nhiên được 150 ha, diện tích này do được chăm sóc, bảo vệ tốt nên có khả năng thành rừng cao. Đồng thời, kết hợp xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng dân sinh, sinh kế, mua các trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy rừng. Theo đó, đã làm được 6 km đường cản lửa, xây dựng 16 km đường lâm nghiệp, 15,8 km đường giao thông nông thôn, một số chòi canh, nhà trạm quản lý, bảo vệ rừng, bản niêm yết bảo vệ rừng... Các công trình sinh kế cho người dân vùng dự án được quản lý, sử dụng, đã phát huy hiệu quả. Người dân được dự án đầu tư cây giống, hỗ trợ tiền nhân công, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống. Bước đầu dự án đã tạo thêm việc làm cho hơn 100 hộ gia đình với thu nhập bình quân đạt từ 40 đến 50 triệu đồng/hộ/năm. Tài nguyên thiên nhiên đã được quản lý bền vững, không những phát huy tốt tính năng phòng hộ, bảo vệ tính đa dạng sinh học, đem lại cảnh quan môi trường đẹp trên địa bàn mà còn có tác dụng cung cấp nước, giữ nước, điều tiết nước, bảo vệ các công trình thủy lợi, bảo đảm cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dân sinh trong vùng.

Ngoài phát triển rừng, các hợp phần khác của dự án, như: Hỗ trợ phát triển sinh kế; phát triển cơ sở hạ tầng sinh kế; phát triển cơ sở hạ tầng lâm sinh; kiểm soát phòng, chống cháy rừng, đã được Ban QLDA JICA2 Thanh Hóa chỉ đạo, tổ chức thực hiện bảo đảm yêu cầu tiến độ, chất lượng.

Từ nay đến hết năm 2018, lãnh đạo và các thành viên Ban QLDA JICA2 Thanh Hóa tiếp tục tổ chức thực hiện các hợp phần của dự án theo đúng quy định của nhà tài trợ và các cơ quan có thẩm quyền. Chủ động đề xuất các phương án, giải pháp thực hiện cụ thể phù hợp với đặc thù của từng địa phương, nhằm bảo đảm thực hiện các hợp phần đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, phát huy hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường trong vùng. Trước mắt, Ban QLDA JICA2 Thanh Hóa đã tăng cường cán bộ về cơ sở bám địa bàn phối hợp với các ban quản lý rừng phòng hộ các huyện chỉ đạo, đôn đốc người dân tham gia dự án thực hiện tốt công tác chăm sóc, bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng và phòng trừ sâu bệnh hại rừng theo đúng quy trình kỹ thuật. Cụ thể là chăm sóc tốt 472 ha rừng mới trồng; chăm sóc 894 ha rừng nâng cấp; tiếp tục bảo vệ an toàn 6.000 ha rừng; chăm sóc các mô hình hỗ trợ phát triển sinh kế; phối hợp với các ban quản lý rừng phòng hộ tham gia dự án nghiệm thu chăm sóc rừng trồng, rừng nâng cấp, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và bảo vệ rừng.


Bài và ảnh: Thu Hòa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]