(Baothanhhoa.vn) - Đến thời điểm đầu tháng 8 này, tỉnh Thanh Hóa đang có 196 sản phẩm OCOP, thì riêng huyện Nga Sơn đã có 22 sản phẩm, chiếm hơn 11% toàn tỉnh. Không thỏa mãn với kết quả đạt được, huyện đồng bằng ven biển này vẫn không ngừng triển khai nhiều giải pháp để phát triển mới thêm nhiều sản phẩm OCOP.

Phát triển mới sản phẩm OCOP tại Nga Sơn

Đến thời điểm đầu tháng 8 này, tỉnh Thanh Hóa đang có 196 sản phẩm OCOP, thì riêng huyện Nga Sơn đã có 22 sản phẩm, chiếm hơn 11% toàn tỉnh. Không thỏa mãn với kết quả đạt được, huyện đồng bằng ven biển này vẫn không ngừng triển khai nhiều giải pháp để phát triển mới thêm nhiều sản phẩm OCOP.

Phát triển mới sản phẩm OCOP tại Nga Sơn

Sản phẩm nem thính tại cơ sở sản xuất Thanh Lan, thôn 6, xã Nga Liên đang chờ xét thẩm định sản phẩm OCOP.

Để phát huy hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành, vào tháng 4–2022, UBND huyện đã ban hành Quyết định số 1346/QĐ-UBND về việc kiện toàn Ban điều hành Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) huyện Nga Sơn, giai đoạn 2020 – 2025. Trước đó, huyện cũng có Kế hoạch số 209/KH-UBND về thực hiện Chương trình OCOP huyện Nga Sơn, giai đoạn 2022 – 2025, mang tính chất định hướng những giải pháp, xác định chỉ tiêu kế hoạch cũng như lộ trình thực hiện.

Từ những giải pháp tích cực và hiệu quả, từ đầu năm 2022 đến nay, huyện Nga Sơn có thêm 3 sản phẩm là mắm tôm Bạch Câu, mắm tép Bạch Câu, mật ong ngâm đông trùng hạ thảo Đăng Khoa được UBND tỉnh công nhận là sản phẩm OCOP. Các sản phẩm mới này đang được phát triển sản xuất tốt hơn trước khi được công nhận sản phẩm OCOP bởi được hỗ trợ tuyên truyền, quảng bá.

Những ngày đầu tháng 8-2022, theo chân cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về các xã để hỗ trợ các chủ thể sản xuất hoàn thiện phiếu đăng ký sản phẩm, phương án kinh doanh, hoàn thiện hồ sơ, tư vấn bao bì nhãn mác cho một số sản phẩm, chúng tôi nhận thấy, với nhiều sản phẩm còn sản xuất tự phát hay chưa tập trung, huyện sẽ giúp chủ thể hoàn thiện cơ cấu tổ chức, tư vấn hoàn thiện nhà xưởng, máy móc, thiết bị, hỗ trợ đánh giá sản phẩm, điều chỉnh sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường... Thời điểm hiện tại, đã có thêm 3 hồ sơ sản phẩm vừa được Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện giúp các chủ thể hoàn thiện những khâu cuối cùng. Danh mục 3 sản phẩm đặc trưng tiếp theo của các địa phương trong huyện, gồm dưa hấu xã Nga Yên, nem chạo và nem chua Thanh Lan của xã Nga Liên đã được gửi tới Văn phòng Điều phối Chương trình Xây dựng nông thôn mới tỉnh, chờ ngày được hội đồng thẩm định cấp tỉnh xét duyệt.

Tại cơ sở sản xuất nem Thanh Lan ở xã Nga Liên – sản phẩm đang gửi hồ sơ để chờ thẩm định xét công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh, chủ cơ sở - anh Trần Văn Phong giới thiệu với chúng tôi về chất lượng và những đặc trưng riêng của sản phẩm. Theo anh Phong, nhờ xã định hướng, cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện về giúp đỡ, mới biết mình còn thiếu nhiều chỉ tiêu phải hoàn thiện. Trước kia, tuy sản phẩm đã khá nổi tiếng, nhưng chỉ là “thương hiệu” mang tính dân gian. Nay phải đăng ký nhãn hiệu, có nhãn mác, lô gô, có gắn mã QR Code về truy xuất nguồn gốc sản phẩm... Nói xong, người chủ cơ sở sản xuất nem thính nổi tiếng ở huyện Nga Sơn này còn vào nhà lấy giấy chứng nhận bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm ra khoe với chúng tôi: “Nếu để hộ sản xuất mò mẫm, khó có thể hoàn thiện các tiêu chí theo yêu cầu. Nhờ có sự đồng hành, giúp đỡ của cấp huyện và xã, chúng tôi đã hoàn thiện tất cả các khâu, đang sẵn sàng và chờ đợi ngày bảo vệ để được UBND tỉnh công nhận sản phẩm OCOP” – anh Phong tự tin.

Theo ông Thịnh Văn Huyên, Phó Chủ tịch UBND, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Xây dựng nông thôn mới huyện Nga Sơn: Xuyên suốt nhiều năm qua, ban chỉ đạo cấp huyện thường xuyên tuyên truyền về lợi ích của việc phát triển sản phẩm OCOP, phổ biến các cơ chế hỗ trợ của tỉnh. Cùng với đó, huyện thường xuyên tổ chức tập huấn cho cán bộ cấp xã, phòng, ban liên quan, định hướng cho các chủ thể sản xuất xây dựng sản phẩm của mình đạt chuẩn theo các tiêu chí sản phẩm OCOP. Huyện cũng tổ chức nhiều đoàn tham quan học tập kinh nghiệm cho các chủ thể, cán bộ xã và huyện, tổ chức đánh giá hiệu quả định kỳ cho các sản phẩm đã đạt chuẩn OCOP. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và một số phòng, ban được giao bám sát đồng hành, tháo gỡ những vướng mắc cho các chủ thể. Những việc làm của huyện trên thực tế đã tạo được động lực cho các xã để phấn đấu xây dựng sản phẩm địa phương mình thành sản phẩm OCOP.

Hoàng Nam


Hoàng Nam

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]