(Baothanhhoa.vn) - Huyện Thạch Thành đã và đang tập trung phát huy tiềm năng, lợi thế của các tiểu vùng và thích ứng với biến đổi khí hậu để phát triển chăn nuôi toàn diện, theo hướng tập trung, CNH, HĐH, ứng dụng khoa học và công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả bảo đảm an toàn sinh học, dịch bệnh, môi trường và an toàn thực phẩm. Đồng thời, tăng cường liên kết, hợp tác trong chăn nuôi theo chuỗi liên kết giá trị có khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế; đẩy mạnh chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi truyền thống theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, an toàn, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Phát triển chăn nuôi theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả ở Thạch Thành

Huyện Thạch Thành đã và đang tập trung phát huy tiềm năng, lợi thế của các tiểu vùng và thích ứng với biến đổi khí hậu để phát triển chăn nuôi toàn diện, theo hướng tập trung, CNH, HĐH, ứng dụng khoa học và công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả bảo đảm an toàn sinh học, dịch bệnh, môi trường và an toàn thực phẩm. Đồng thời, tăng cường liên kết, hợp tác trong chăn nuôi theo chuỗi liên kết giá trị có khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế; đẩy mạnh chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi truyền thống theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, an toàn, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Phát triển chăn nuôi theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả ở Thạch ThànhNông dân xã Thành Hưng chăn nuôi gà quy mô trang trại mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Huyện Thạch Thành phấn đấu tăng trưởng giá trị sản xuất chăn nuôi trung bình giai đoạn 2021-2025 đạt 9,7%/năm, tổng giá trị sản xuất chăn nuôi bình quân 5 năm đạt khoảng 517,4 tỷ đồng. Đến hết tháng 8-2022, trên địa bàn huyện có 46 trang trại (6 trang trại chăn nuôi lớn, 17 trang trại chăn nuôi vừa, 23 trang trại chăn nuôi nhỏ), đàn trâu 9.774 con, đàn bò 6.563 con, đàn lợn 87.445 con, đàn gia cầm 301.116 con, đàn dê 4.805 con; giá trị chăn nuôi tăng 8,7% so với cùng kỳ.

Để đạt mục tiêu đề ra, huyện Thạch Thành tập trung tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của ngành chăn nuôi đối với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Đồng thời, phổ biến các chủ trương, cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh về phát triển chăn nuôi. Đẩy mạnh chương trình khuyến nông chăn nuôi theo chuỗi khép kín, kinh tế tuần hoàn, bảo đảm người chăn nuôi có thể làm chủ được kỹ thuật để sản xuất sản phẩm chăn nuôi an toàn và hiệu quả, chuyển giao quy trình, công nghệ chăn nuôi cho các hộ dân, chủ trang trại phù hợp với từng đối tượng vật nuôi và vùng sinh thái. Tiếp tục đào tạo nâng cao năng lực quản lý Nhà nước cho cán bộ làm công tác chăn nuôi, thú y các cấp. Đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ gắn với hoạt động khuyến nông. Đồng thời, chú trọng đào tạo kỹ năng quản trị, kỹ thuật chăn nuôi, quản lý dịch bệnh và an toàn thực phẩm cho người chăn nuôi thông qua các chương trình dạy nghề, hoạt động khuyến nông. Đẩy mạnh xã hội hóa các dịch vụ công về chăn nuôi, thú y để mọi thành phần kinh tế có thể tham gia nhằm công khai, minh bạch các hoạt động quản lý và cung cấp cho người dân chất lượng dịch vụ tốt nhất. Thay đổi cách tiếp cận về phương thức quản lý sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm để người sản xuất, kinh doanh chủ động trong việc kiểm soát chất lượng, an toàn sản phẩm của mình trước khi đưa ra thị trường.

Đi đôi với đó, huyện tập trung chỉ đạo doanh nghiệp, người chăn nuôi chọn tạo nâng cao năng suất, chất lượng, giống vật nuôi trong sản xuất phù hợp với địa phương. Đồng thời, hỗ trợ chương trình xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, sản phẩm chăn nuôi sản xuất theo chuỗi và truy xuất được nguồn gốc. Tiếp tục cải tiến nâng cao tầm vóc đàn bò trên địa bàn, phát triển mạng lưới thụ tinh nhân tạo và sử dụng một số giống bò có khả năng thích nghi với điều kiện sinh thái để tạo đàn cái nền phục vụ cho lai tạo giống bò thịt chất lượng cao, cung cấp bê đực cho nuôi vỗ béo bò thịt. Bình tuyển, chọn lọc đàn trâu trong sản xuất, tạo đàn cái nền tốt thực hiện lai hóa đàn trâu theo phương pháp thụ tinh nhân tạo nhằm cung cấp cho nhu cầu cải tiến, nâng cao chất lượng đàn trâu thịt. Quản lý giống lợn, giống gia cầm theo mô hình hình tháp gắn với từng tiểu vùng sản xuất, từng thương hiệu sản phẩm. Hằng năm, tổ chức đánh giá, bình tuyển chất lượng đàn lợn giống phẩm cấp bố mẹ, đàn gia cầm giống gốc trên địa bàn nhằm loại thải giống kém chất lượng, không có lý lịch, nguồn gốc rõ ràng. Nhân thuần, chọn lọc nâng cao, cải tiến năng suất, chất lượng giống vật nuôi bản địa có nguồn gen quý, hiếm làm nguyên liệu lai tạo với các giống cao sản phù hợp cho từng phương thức chăn nuôi và phân khúc thị trường, bảo đảm số lượng sản phẩm đủ lớn và đồng nhất về chất lượng, đáp ứng tiêu dùng trong và ngoài huyện. Khuyến khích đầu tư, xây dựng các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp, chế phẩm sinh học và tận thu, nâng cao giá trị dinh dưỡng các nguồn phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp trên địa bàn, như ngô, lúa, đậu, vỏ đầu tôm, cá và khuyến khích các cơ sở chăn nuôi sử dụng thức ăn tự nghiền, phối trộn để giảm chi phí sản xuất. Chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng cỏ, trồng ngô sinh khối, kết hợp với công nghệ chế biến thức ăn thô xanh hỗn hợp để phát triển chăn nuôi, vỗ béo trâu, bò, dê.

Hơn nữa, huyện tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng thức ăn chăn nuôi, nhất là các chỉ tiêu an toàn đối với thức ăn chăn nuôi, phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các trường hợp sản xuất, bổ sung chất cấm, chất kích thích sinh trưởng cấm dùng trong thức ăn chăn nuôi. Khuyến khích các doanh nghiệp đủ khả năng đầu tư chăn nuôi theo chuỗi khép kín và hỗ trợ, dẫn dắt người chăn nuôi đáp ứng nhu cầu thị trường; củng cố và phát triển mô hình HTX kiểu mới trong lĩnh vực chăn nuôi làm cầu nối giữa các nông hộ, trang trại với các doanh nghiệp và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tổ chức lại chăn nuôi nông hộ theo hướng hữu cơ, an toàn sinh học, dịch bệnh, môi trường phù hợp với quy mô, tiến tới giảm bớt hình thức chăn nuôi nông hộ. Chủ động tổ chức và nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn dịch bệnh gia súc, gia cầm và các vật nuôi khác. Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) đối với các cơ sở chăn nuôi. Đi đôi với đó, huyện tổ chức lại hệ thống giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm theo hướng tập trung, công nghiệp gắn với vùng chăn nuôi hàng hóa, bảo đảm yêu cầu về vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường. Khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến, chế biến sâu các sản phẩm chăn nuôi nhằm đa dạng hóa và nâng cao giá trị sản phẩm chăn nuôi phù hợp với nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Đào tạo cho người chăn nuôi kỹ năng quản trị, kỹ thuật chăn nuôi, quản lý dịch bệnh, môi trường và an toàn thực phẩm.

Đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Thành, cho biết: Để phát triển chăn nuôi trên địa bàn theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế, huyện đã và đang triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh đã ban hành; tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ của các ngành, các cấp để tạo nguồn lực đầu tư cho chăn nuôi. Thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ hạ tầng đến chân hàng rào khu trang trại chăn nuôi tập trung; hạ tầng và các điều kiện chăn nuôi cho cơ sở giết mổ, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi; cơ sở chăn nuôi đã được xác định trong quy hoạch phát triển. Áp dụng các chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật về đất đai cho các cơ sở giống, cơ sở chăn nuôi trang trại tập trung, công nghiệp đủ điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học trong vùng phát triển chăn nuôi; cơ sở giết mổ tập trung, chế biến công nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi. Hỗ trợ áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ cao, công nghệ sinh học trong sản xuất, chế biến nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y.

Bài và ảnh: Xuân Hùng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]