(Baothanhhoa.vn) - Xây dựng cánh đồng mẫu lớn (CĐML) là một trong những giải pháp quan trọng để hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, tạo ra lượng nguyên liệu lớn, ổn định đáp ứng nhu cầu thị trường. Thông qua mô hình này, tư duy sản xuất của người dân được thay đổi; các mối liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm ngày càng chặt chẽ... Tuy nhiên, để duy trì và mở rộng những CĐML, ngành nông nghiệp cũng như các địa phương cần có các giải pháp hiệu quả hơn để thúc đẩy mô hình này phát triển.

Phát triển cánh đồng mẫu lớn

Xây dựng cánh đồng mẫu lớn (CĐML) là một trong những giải pháp quan trọng để hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, tạo ra lượng nguyên liệu lớn, ổn định đáp ứng nhu cầu thị trường. Thông qua mô hình này, tư duy sản xuất của người dân được thay đổi; các mối liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm ngày càng chặt chẽ... Tuy nhiên, để duy trì và mở rộng những CĐML, ngành nông nghiệp cũng như các địa phương cần có các giải pháp hiệu quả hơn để thúc đẩy mô hình này phát triển.

Phát triển cánh đồng mẫu lớn

Người dân xã Hoằng Thắng (Hoằng Hóa) chăm sóc dưa hấu. Ảnh: Lê Ngọc

Với mục tiêu nâng cao thu nhập cho người dân, xã Hoằng Thắng (Hoằng Hóa) đã tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, khuyến khích người dân thực hiện tích tụ, tập trung đất đai, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đồng thời, đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Từ đó, đã hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô lớn, theo chuỗi liên kết, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Đơn cử như mô hình trồng dưa hấu đã được người dân mạnh dạn đưa vào sản xuất với diện tích khoảng 125 ha vụ hè để thay thế cho một số loại cây hiệu quả kinh tế thấp. Ông Hoàng Văn Kim, một trong những hộ sản xuất dưa hấu cho biết: “Tham gia sản xuất, chúng tôi được cán bộ nông nghiệp hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất... Việc sản xuất trên một diện tích với cùng một loại giống giúp chúng tôi tiết kiệm chi phí sản xuất, thuận lợi cho việc tưới tiêu, chăm sóc cây trồng, phòng trừ sâu bệnh...; đồng thời, không những làm thay đổi thói quen trong sản xuất nhỏ lẻ truyền thống mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao khi thu hút được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm”.

Không chỉ ở xã Hoằng Thắng, hiện nay, các xã, thị trấn khác trên địa bàn huyện Hoằng Hóa cũng đã và đang triển khai xây dựng mô hình CĐML, với tổng diện tích hơn 700 ha, như: sản xuất hạt giống lúa lai F1, sản xuất khoai tây, dưa hấu, ớt xuất khẩu... Những diện tích này đều có năng suất bình quân tăng từ 10 đến 15% so với diện tích sản xuất nhỏ lẻ tại địa phương.

Đối với huyện Đông Sơn, với mục tiêu phát triển CĐML để nâng cao năng suất, sản lượng cho sản phẩm nông nghiệp, huyện đã vận động người dân thực hiện tích tụ, tập trung đất đai, chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất,... để phát triển vùng sản xuất quy mô lớn. Bên cạnh đó, tích cực chuyển đổi cơ cấu giống, cây trồng, đẩy mạnh ứng dụng khoa học - kỹ thuật, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất. Mặt khác, huyện đã thực hiện lồng ghép, huy động các nguồn kinh phí để đầu tư nâng cấp, sửa chữa và kiên cố hóa kênh mương nội đồng, đường giao thông nông thôn phục vụ việc vận chuyển, tiêu thụ nông sản. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, tạo ra chuỗi liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm. Đến nay, huyện đã xây dựng được 36 CĐML sản xuất lúa năng suất, chất lượng cao. Do được áp dụng phương pháp “4 cùng”, nên quá trình tổ chức sản xuất thuận lợi, giảm được chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế. Năng suất lúa bình quân đạt khoảng 63,3 tạ/ha/vụ, cao hơn năng suất bình quân chung của huyện là 1,5 tạ/ha/vụ. Bên cạnh đó, do được doanh nghiệp liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm, nên hiệu quả kinh tế cao hơn từ 18 - 25 triệu đồng/ha/vụ so với diện tích không tập trung.

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản xuất ở những CĐML đã khẳng định những ưu thế vượt trội so với phương thức canh tác truyền thống, hiệu quả kinh tế cao hơn từ 20 đến 25% so với những diện tích sản xuất nhỏ lẻ. Hiện nay, các cánh đồng trồng mía nguyên liệu tại các địa phương với tổng diện tích là 15.200 ha, lúa giống 932 ha, lúa thương phẩm hơn 2.600 ha. Tuy nhiên, việc phát triển CĐML hiện nay còn gặp khó khăn, như: Việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật của người dân còn hạn chế; mối liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm giữa doanh nghiệp và người dân còn lỏng lẻo, chưa bảo đảm hài hòa được lợi ích của cả 2 bên... Vì vậy, để tiếp tục hình thành, phát triển các mô hình CĐML hiệu quả, thời gian tới các địa phương cần tích cực thực hiện các giải pháp, như: Tích tụ, tập trung đất đai, hình thành mô hình CĐML theo các hình thức chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cho thuê đất hoặc góp đất liên kết sản xuất; các địa phương cần xác định sản phẩm trồng trọt có lợi thế trên thị trường để định hướng phát triển sản xuất một cách hợp lý, hạn chế tình trạng “được mùa, mất giá”; chú trọng liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm. Tại những vùng sản xuất nông nghiệp theo CĐML, chú trọng hoàn thiện cơ sở hạ tầng, như thủy lợi, đường giao thông nội đồng,... để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất và thu mua sản phẩm cho các doanh nghiệp.

Lê Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]