(Baothanhhoa.vn) - UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định phê duyệt đề cương Đề án “Phát triển các mô hình cây trồng, vật nuôi, dược liệu, sản phẩm có lợi thế khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021- 2025”.

Phát triển các mô hình cây trồng, vật nuôi, dược liệu, sản phẩm có lợi thế ở khu vực miền núi

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định phê duyệt đề cương Đề án “Phát triển các mô hình cây trồng, vật nuôi, dược liệu, sản phẩm có lợi thế khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021- 2025”.

Phát triển các mô hình cây trồng, vật nuôi, dược liệu, sản phẩm có lợi thế ở khu vực miền núi

Vịt Cổ Lũng là con nuôi đặc sản của huyện vùng cao Bá Thước. Ảnh: Hoàng Đông

Khu vực miền núi tỉn Thanh Hóa có 11 huyện, dân số hơn 1,1 triệu người, chiếm 31,6% dân số toàn tỉnh. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết, cơ chế, chính sách, các đề án, dự án về phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực miền núi nói chung và phát triển triển sản xuất nông nghiệp nói riêng. Qua đó đã huy động được các nguồn lực về vốn, kỹ thuật, giống cây trồng, vật nuôi đầu tư cho phát triển nông nghiệp của khu vực miền núi, do đó sản xuất nông nghiệp đã đạt được những kết quả quan trọng.

Tuy nhiên, việc phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp nói chung và phát triển các mô hình cây trồng, vật nuôi, dược liệu ở khu vực miền núi nói riêng còn có những tồn tại, hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của khu vực miền núi.

Phát triển các mô hình cây trồng, vật nuôi, dược liệu, sản phẩm có lợi thế ở khu vực miền núi

Việc xây dựng Đề án “Phát triển các mô hình cây trồng, vật nuôi, dược liệu, sản phẩm có lợi thế khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021- 2025”, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân, giảm nghèo, từng bước sản xuất ra các sản phẩm có lợi thế trở thành hàng hóa mang đặc trưng của vùng miền núi. Ảnh: Hoàng Đông

Việc xây dựng Đề án xuất phát từ nhu cầu thực tế, hình thành một số mô hình cây trồng, vật nuôi, dược liệu, sản phẩm lợi thế của khu vực miền núi, nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế của khu vực, nhân rộng để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân, giảm nghèo. Từng bước sản xuất ra các sản phẩm có lợi thế trở thành hàng hóa mang đặc trưng của vùng miền núi, tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, có thương hiệu, nâng cao khả năng cạnh tranh, tham gia tốt vào thị trường đầu ra và để thực hiện thắng lợi Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021- 2025.

Các sở, ngành, địa phương liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, nội dung phê duyệt đề cương Đề án khẩn trương hoàn thiện đề án, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh trong quý IV năm 2021.

Ngọc Huấn


Ngọc Huấn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]