(Baothanhhoa.vn) - Hiện trên địa bàn tỉnh có 5 nhà máy chế biến tinh bột sắn, với công suất chế biến 600 tấn sản phẩm/ngày. Nhu cầu nguyên liệu để sản xuất cần tới 250.000 - 300.000 tấn củ sắn tươi. Để đáp ứng nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến tinh bột sắn trên địa bàn tỉnh, mỗi năm, diện tích trồng sắn nguyên liệu của tỉnh từ 13.000 đến 15.000 ha. Trong đó, diện tích sắn nguyên liệu ổn định phục vụ cho các nhà máy chế biến tinh bột sắn trên địa bàn tỉnh có khoảng hơn 11.000 ha, với năng suất từ 18 đến 20 tấn củ/ha/vụ. Diện tích và năng suất này mới đáp ứng được 60% công suất nhà máy, buộc các nhà máy phải tổ chức thu mua ở các tỉnh khác, kể cả bên nước bạn Lào để bảo đảm sản xuất.

Phát triển bền vững vùng sắn nguyên liệu

Hiện trên địa bàn tỉnh có 5 nhà máy chế biến tinh bột sắn, với công suất chế biến 600 tấn sản phẩm/ngày. Nhu cầu nguyên liệu để sản xuất cần tới 250.000 - 300.000 tấn củ sắn tươi. Để đáp ứng nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến tinh bột sắn trên địa bàn tỉnh, mỗi năm, diện tích trồng sắn nguyên liệu của tỉnh từ 13.000 đến 15.000 ha. Trong đó, diện tích sắn nguyên liệu ổn định phục vụ cho các nhà máy chế biến tinh bột sắn trên địa bàn tỉnh có khoảng hơn 11.000 ha, với năng suất từ 18 đến 20 tấn củ/ha/vụ. Diện tích và năng suất này mới đáp ứng được 60% công suất nhà máy, buộc các nhà máy phải tổ chức thu mua ở các tỉnh khác, kể cả bên nước bạn Lào để bảo đảm sản xuất.

Phát triển bền vững vùng sắn nguyên liệuThu mua, xử lý sắn nguyên liệu tại Nhà máy chế biến tinh bột sắn Phúc Thịnh (huyện Ngọc Lặc).

Tuy nhiên, theo đánh giá của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực tỉnh, thì vùng trồng sắn trên địa bàn tỉnh còn bị chia cắt, manh mún, hình thức sản xuất chủ yếu là các hộ gia đình, trình độ thâm canh cũng như khả năng đầu tư của người dân cho cây sắn nguyên liệu còn hạn chế, năng suất, chất lượng của cây sắn nguyên liệu đạt thấp, chưa phát huy tối đa hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó, việc phát triển cây sắn nguyên liệu thời gian qua vẫn chưa được quan tâm đúng mức, gần như chưa có chính sách phát triển nào dành cho cây sắn nguyên liệu, khiến cây sắn gần như bị “lép vế” so với nhiều loại cây trồng khác. Đáng chú ý, vài năm trở lại đây, trên nhiều diện tích trồng sắn nguyên liệu xuất hiện bệnh khảm lá vi-rút hại sắn, ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và chất lượng của sắn nguyên liệu.

Để phát triển bền vững diện tích sắn nguyên liệu, bảo đảm nguồn nguyên liệu cho hoạt động chế biến, thời gian qua, đã có một số nhà máy chế biến tinh bột sắn chủ động đầu tư phát triển vùng nguyên liệu. Đơn cử như Nhà máy Chế biến tinh bột sắn Phúc Thịnh (huyện Ngọc Lặc) đã đầu tư liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm trên 3.000 ha sắn tại các vùng thâm canh ở các xã Phúc Thịnh, Sông Âm, Lam Sơn (Ngọc Lặc). Công ty TNHH Chế biến nông - lâm sản xuất khẩu Như Xuân đầu tư ứng trước vật tư, phân bón, công chăm sóc, chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc cho người dân; đồng thời, ký hợp đồng bao tiêu sắn tươi theo hướng điều chỉnh giá thị trường, hài hòa lợi ích giữa người dân và doanh nghiệp.

Hiện nay, bệnh khảm lá vi-rút hại sắn đang được xem là vấn đề bức thiết gây ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của vùng trồng sắn nguyên liệu trên địa bàn tỉnh. Theo số liệu tổng hợp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến cuối tháng 12-2021, vẫn còn khoảng 270 ha sắn nguyên liệu bị nhiễm bệnh khảm lá vi-rút. Nếu không có biện pháp phòng, trừ hiệu quả, diện tích nhiễm bệnh sẽ còn tăng cao. Thời điểm này, bà con trồng sắn đang tập trung thu hoạch diện tích sắn nguyên liệu niên vụ 2021-2022; đồng thời, triển khai trồng sắn cho niên vụ 2022-2023. Đây được xem là thời điểm “vàng” để phòng, trừ diện tích sắn nguyên liệu bị nhiễm bệnh khảm lá vi-rút. Do đó, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh khuyến cáo các huyện và bà con nông dân có diện tích trồng sắn nguyên liệu cần thực hiện các biện pháp ngăn chặn sự xâm nhiễm khảm lá vi-rút hại sắn từ bên ngoài. Trên diện tích sắn bị bệnh khảm lá sắn cần khoanh vùng để thu hoạch, tận thu củ và tiêu hủy triệt để tàn dư cây bị bệnh, tuyệt đối không sử dụng cây bị nhiễm bệnh để làm giống cho vụ tới. Đồng thời, chọn giống tốt, sạch bệnh, trồng đúng thời vụ khi triển khai trồng cho niên vụ mới. Trên cơ sở diện tích đã được quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu, UBND các huyện có diện tích trồng sắn nguyên liệu tổ chức cho các doanh nghiệp chế biến tinh bột sắn ký kết hợp đồng liên kết sản xuất nguyên liệu với các tổ chức, cá nhân trồng sắn để ổn định vùng nguyên liệu an toàn dịch bệnh gắn với chế biến. Cùng với đó, tỉnh cần quan tâm đầu tư cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng sản xuất sắn nguyên liệu. UBND các huyện chỉ đạo các xã, thị trấn, các ngành có liên quan phối hợp với các nhà máy quản lý tốt vùng nguyên liệu trên địa bàn, kiên quyết không để xảy ra tình trạng tranh chấp nguyên liệu.

Bài và ảnh: Tiến Xuân



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]