(Baothanhhoa.vn) - ể thuận tiện thu vốn và phát vốn ngay tại nhà văn hóa thôn, bản của các huyện miền núi, trong các năm 2016, 2017 và 2018, Tổ chức Tài chính vi mô Thanh Hóa (TCVM TH) đã liên tiếp mở rộng quy mô hoạt động tại các huyện miền núi trong tỉnh, như: Thạch Thành, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc. Mục tiêu là hỗ trợ vốn vay cho bà con dân tộc miền núi để bà con có điều kiện sản xuất, từ đó thúc đẩy kinh tế vùng miền núi thoát nghèo và phát triển bền vững.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng ở các huyện miền núi

ể thuận tiện thu vốn và phát vốn ngay tại nhà văn hóa thôn, bản của các huyện miền núi, trong các năm 2016, 2017 và 2018, Tổ chức Tài chính vi mô Thanh Hóa (TCVM TH) đã liên tiếp mở rộng quy mô hoạt động tại các huyện miền núi trong tỉnh, như: Thạch Thành, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc. Mục tiêu là hỗ trợ vốn vay cho bà con dân tộc miền núi để bà con có điều kiện sản xuất, từ đó thúc đẩy kinh tế vùng miền núi thoát nghèo và phát triển bền vững.

Phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng ở các huyện miền núiCán bộ Tổ chức Tài chính vi mô Thanh Hóa động viên bà con dân tộc miền núi vay vốn phát triển kinh tế.

Những đồng vốn nhân văn và nghĩa tình

Với mục tiêu hoạt động “Vì sự phát triển cộng đồng”, hiện nay TCVM TH đã trở thành người bạn đồng hành của nhiều chị em và hộ gia đình có thu nhập thấp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Bằng việc cung cấp các sản phẩm tín dụng nhỏ, cho phép thành viên được vay vốn với thủ tục nhanh chóng thuận tiện, không yêu cầu thế chấp, thực hiện thu phát vốn ngay tại thôn, phố. Các sản phẩm đa dạng dành cho tất cả các đối tượng hộ nghèo, hộ thu nhập thấp, công nhân, viên chức và đặc biệt khuyến khích các chị em tham gia vay vốn, cải thiện đời sống gia đình. Cũng chính vì mục tiêu và sứ mệnh cao cả đó, đã thôi thúc TCVM TH phải phủ sóng đồng vốn vay của mình tới địa bàn các huyện miền núi xa xôi đang còn nhiều gian khó, chủ yếu là người dân tộc sinh sống, như: Thạch Thành, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Như Thanh... Đa phần đời sống của bà con nông dân còn phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp như: trồng cây lương thực, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm... và làm thuê, nên đời sống rất khó khăn. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, với nguồn vốn hỗ trợ từ Tổ chức TCVM TH, bà con dần dần có vốn, có cơ hội được hướng dẫn, tập huấn cách làm kinh tế, nên phương thức canh tác của người dân cũng thay đổi theo hướng hiệu quả hơn.

Ngăn chặn, đẩy lùi tín dụng đen

Bên cạnh việc hỗ trợ bà con phát triển sản xuất, nguồn vốn tín dụng của TCVM TH còn góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tín dụng đen tại khu vực nông thôn, miền núi của tỉnh.

“Tín dụng đen” là hình thức cho vay hoặc đi vay dân sự, huy động vốn; lãi suất cho vay vượt quá lãi suất pháp luật quy định; được thực hiện bởi các cá nhân, nhóm người hoặc tổ chức kinh doanh dịch vụ tài chính; việc thu hồi nợ, lãi thường gắn với các hành vi đòi nợ, chiếm đoạt tài sản trái pháp luật... Chính sự thiếu hiểu biết về pháp luật và thiếu kỹ năng quản lý tài chính cá nhân của một bộ phận người dân khu vực nông thôn miền núi, đã khiến cho họ vô tình tìm đến “Tín dụng đen”.

Hiểu được những khó khăn này, TCVM TH đã tích cực tuyên truyền, tổ chức các lớp tập huấn kiến thức tín dụng, tiết kiệm; đồng thời mở rộng giải ngân nguồn vốn vay hỗ trợ người dân phát triển kinh tế. Đặc biệt, trong điều kiện cả nước đang chung tay khắc phục những khó khăn bởi dịch bệnh COVID-19, TCVM TH đã thiết kế gói tín dụng hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi COVID-19, thực hiện gia hạn nợ, giãn nợ cho những khách hàng khó khăn trong giai đoạn có dịch bệnh trên địa bàn miền núi. Từ đó, góp phần làm cho tình hình an ninh trật tự có chiều hướng tốt lên, đặc biệt hiện tượng “Tín dụng đen” trên địa bàn có chiều hướng giảm, tỷ lệ nợ xấu giảm hẳn, người dân có hiểu biết hơn về việc tiết kiệm chi tiêu hàng ngày, biết lựa chọn nơi uy tín để tham gia vay vốn. Tính đến nay, TCVM TH hiện đang hoạt động tại 218 xã miền núi, với tổng dư nợ 48 tỷ đồng, số khách hàng 3.000 người; trong đó, số khách hàng là phụ nữ chiếm 85%, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 63%.

Trong thời gian tới, Tổ chức TCVM TH sẽ tiếp tục đồng hành và triển khai quyết liệt các giải pháp để đẩy mạnh đầu tư tín dụng có hiệu quả, phục vụ sản xuất, kinh doanh, phục vụ nhu cầu đời sống, tiêu dùng chính đáng của người dân, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tín dụng đen trên địa bàn miền núi. Đồng thời đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, phát triển các dịch vụ cho vay, các dịch vụ trực tuyến, gắn với cải cách thủ tục, đơn giản quy trình, thủ tục vay vốn để tạo điều kiện cho mọi tầng lớp Nhân dân, đặc biệt là đồng bào khu vực miền núi dễ dàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức, hỗ trợ phục hồi nền kinh tế sau ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.

Bài và ảnh: Nguyễn Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]