(Baothanhhoa.vn) - Trong ngôi biệt thự khang trang ở thôn 4, xã Nga Hưng (Nga Sơn), ông Mai Văn Thi, Giám đốc Công ty TNHH Thi Nghê tiếp chúng tôi bằng sự cởi mở, chân tình. Con người từng trải ở tuổi 56 này sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm trong kinh doanh sản phẩm cói, song luôn khiêm nhường với những nỗ lực và đóng góp của bản thân để duy trì nghề cói cho quê hương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nỗ lực đưa cây cói Nga Sơn đến các thị trường quốc tế

Trong ngôi biệt thự khang trang ở thôn 4, xã Nga Hưng (Nga Sơn), ông Mai Văn Thi, Giám đốc Công ty TNHH Thi Nghê tiếp chúng tôi bằng sự cởi mở, chân tình. Con người từng trải ở tuổi 56 này sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm trong kinh doanh sản phẩm cói, song luôn khiêm nhường với những nỗ lực và đóng góp của bản thân để duy trì nghề cói cho quê hương.

Nỗ lực đưa cây cói Nga Sơn đến các thị trường quốc tế

Sản phẩm cói quại chờ xuất khẩu tại Công ty TNHH Thi Nghê (Nga Sơn).

Vừa qua, ông Thi cũng được huyện Nga Sơn tôn vinh là điển hình trong việc thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” vì có nhiều thành tích trong việc làm hồi sinh nghề cói cũng như đưa các sản phẩm từ cói của huyện ra với quốc tế.

Còn nhớ giai đoạn 2006 – 2010, thị trường Trung Quốc đóng cửa, sản phẩm cói Nga Sơn không tìm được đầu ra, người trồng cói lâm vào thế lao đao. Nhiều hộ dân các xã vùng cói bỏ ruộng hoang, nhiều người khác phải “Nam tiến”, tạm xa quê tìm hướng mưu sinh khác. Một thời gian dài sau đó, nghề cói Nga Sơn đi vào giai đoạn cầm chừng do sản phẩm cói thiếu đầu ra. Sản phẩm từ cói gần như duy nhất chỉ là dệt chiếu bán nội địa, nhưng với sự cạnh tranh của chiếu nhựa, chiếu trúc và thị trường biến động nên cũng không mấy hiệu quả. Tuy lâm vào giai đoạn thoái trào, nhưng nghề truyền thống ngàn đời của huyện Nga Sơn này không hề bị mai một cũng nhờ những người như ông Mai Văn Thi.

Được biết, ông Thi thu mua cói và sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ thời kỳ bao cấp. Những năm 1997 – 1998, sản phẩm cói Nga Sơn mất thị trường châu Âu, sau đó Trung Quốc cũng không nhập cói khô nữa. Đa phần các hộ kinh doanh sản phẩm từ cói bỏ nghề hoặc phá sản. Giai đoạn này dù gặp nhiều khó khăn, nhưng ông vẫn vay mượn, tìm mọi cách để tìm đầu ra, duy trì nghề nhằm bao tiêu sản phẩm cói cho bà con nông dân trong huyện. Nói về quá trình vượt khó, ông Thi tâm sự: Năm 2005, tôi bị đắm một chuyến tàu hàng ngoài biển trên đường đi xuất khẩu, thiệt hại 1,3 tỷ đồng. Thời điểm ấy, tiền tỷ là lớn lắm. Toàn bộ gia sản dốc vào chuyến hàng đã chôn vùi dưới lòng biển, gia đình tôi lâm nợ đầm đìa, tưởng chừng không thể gượng dậy được. Tôi mạnh dạn vay mượn ngân hàng, anh em để làm lại từ đầu, chủ yếu là cói lõi và hàng thảm.

Bằng cả đường chính ngạch và tiểu ngạch, những năm gần đây, ông Thi vẫn xuất khẩu được cói quại và một số sản phẩm từ cói đến thị trường Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước châu Âu. Mỗi tháng có từ 4 đến 5 container cói lõi và thảm của ông được xuất khẩu, tương đương với khoảng 100 tấn cói khô, đã góp phần “cứu” nghề cói truyền thống huyện Nga Sơn khỏi nguy cơ thất truyền. Hiện nay, hoạt động sản xuất cói quại và đan thảm của Công ty TNHH Thi Nghê đang góp phần giải quyết việc làm thường xuyên cho khoảng 200 lao động, với thu nhập gần 6 triệu đồng/người/tháng. Đó là chưa kể, hàng nghìn hộ trồng cói có việc làm, không phải bỏ ruộng hoang nhờ đầu ra của cây cói vẫn được công ty thu gom bảo đảm.

Tiếp nối những thành công sau các thất bại, hiện nay, ông đã kêu gọi hợp tác thành công với một doanh nghiệp nước ngoài để xây dựng một nhà máy dệt chiếu hiện đại ngay tại huyện Nga Sơn. Công nghệ dệt chiếu của nhà máy này có khác với dệt truyền thống là dùng cói se lõi để dệt chứ không phải dệt bằng từng sợi cói đơn lẻ như lâu nay. Hiện ông Thi đã đặt cọc 10 tỷ đồng để mua hệ thống máy móc của nhà máy dệt hiện đại này. Về công suất, nhà máy mới này dự kiến sản xuất 150.000 m2 chiếu mỗi tháng, tương đương 300 tấn cói thành phẩm. Nếu hoạt động hết công suất, nhà máy này sẽ tiêu thụ 20% sản lượng cói của huyện Nga Sơn hiện nay. Đây là tín hiệu vui, bởi lâu nay, sản phẩm cói Nga Sơn vẫn chật vật tìm đầu ra.

Theo ông Thi, sản phẩm chiếu của nhà máy mới này chủ yếu hướng tới xuất khẩu. Dự kiến sẽ có thêm hơn 100 lao động được làm việc từ hoạt động dệt chiếu và các khâu liên quan trong nhà máy.

Bài và ảnh: Lê Đồng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

1 bình luận

 Trịnh Tuyết Mai - 23:18 02/03/20

 Trả lời

Kính gửi Ban biên tập, Tôi là một người con của Thanh Hóa. Tôi đang tìm kiếm các mặt hàng tốt của Việt Nam để xuất khẩu qua kênh thương mại điện tử. Chủ yếu là kênh Amazon. Tôi rất quan tâm đến sản phẩm cói Nga Sơn. Xin cho tôi số điện thoại liên lạc với Ông Mai Văn Thi ở trong bài viết. Xin trân trọng cảm ơn, Trịnh Tuyết Mai

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]