(Baothanhhoa.vn) - Đại dịch COVID-19 bùng phát với mức độ nguy hiểm chưa từng có trong lịch sử đã đẩy nền kinh tế toàn cầu rơi vào tình trạng suy thoái trầm trọng. Hầu hết các tổ chức quốc tế đều dự báo năm 2020 kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng âm. Trong một thế giới phẳng, Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng nặng nề. Trước thách thức đó, bằng tinh thần chống dịch như chống giặc, Việt Nam đã và đang kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh để tạo môi trường ổn định cho phát triển.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nỗ lực để giữ đà tăng trưởng cho giai đoạn mới

Đại dịch COVID-19 bùng phát với mức độ nguy hiểm chưa từng có trong lịch sử đã đẩy nền kinh tế toàn cầu rơi vào tình trạng suy thoái trầm trọng. Hầu hết các tổ chức quốc tế đều dự báo năm 2020 kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng âm. Trong một thế giới phẳng, Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng nặng nề. Trước thách thức đó, bằng tinh thần chống dịch như chống giặc, Việt Nam đã và đang kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh để tạo môi trường ổn định cho phát triển.

Nỗ lực để giữ đà tăng trưởng cho giai đoạn mới

Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn (thị xã Nghi Sơn). Ảnh: Ngọc Anh

Một năm vượt khó: Vừa phòng, chống đại dịch, vừa khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội

Thanh Hóa là một trong những địa phương xuất hiện bệnh nhân đầu tiên dương tính với virus SARS-CoV-2. Khó khăn chồng chất khi một số ngành sản xuất, kinh doanh, nhất là trong lĩnh vực vận tải, du lịch, xuất khẩu, nhà hàng, khách sạn... bị ảnh hưởng nặng nề.

Bằng quyết tâm cao độ, Thanh Hóa đã thực hiện nghiêm túc chủ trương, chỉ đạo của Trung ương, triển khai quyết liệt, đồng bộ, cấp bách các biện pháp, tiến hành mục tiêu kép: vừa phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh, giữ an toàn sức khỏe cho Nhân dân, vừa khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, giảm thiểu thiệt hại đối với nền kinh tế.

Cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở đã vào cuộc, đề cao vai trò “mỗi người dân, mỗi khu dân cư phải là một pháo đài chống dịch”, cùng chung sức, đồng lòng không để dịch lây lan, kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, bảo đảm cho Thanh Hóa trong nhóm các tỉnh có “nguy cơ thấp”. Các cấp ủy, chính quyền, các ngành đã tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh, đầu tư xây dựng, huy động vốn đầu tư phát triển, triển khai các dự án, chương trình lớn để tạo đà cho tăng trưởng.

Với những nỗ lực vượt bậc, Thanh Hóa đã giữ được ổn định tình hình kinh tế - xã hội. Dù chỉ có 21/27 chỉ tiêu chủ yếu được HĐND tỉnh quyết nghị hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch trong năm qua, song so sánh tương quan trong bối cảnh chung của cả nước thì kết quả này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng mà không phải tỉnh, thành phố nào cũng đạt được.

Nổi bật là, trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước ước đạt 2 - 3%; Thanh Hóa vẫn có tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) ước đạt 6,08% - cao nhất các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ. Trong đó, tốc độ tăng trưởng ngành nông, lâm, thủy sản tăng 3,02%; công nghiệp - xây dựng tăng 10,33%; dịch vụ tăng 1,8% và thuế sản phẩm tăng 2,63%.

Vậy động lực nào để chúng ta tăng 6,08%? Yếu tố đầu tiên là công nghiệp và xây dựng. Công nghiệp vẫn giữ được mức tăng hơn 12%. Các sản phẩm chủ lực có đóng góp lớn cho giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh vẫn duy trì được đà tăng trưởng tốt, như nhóm sản phẩm lọc hóa dầu, thép, xi măng, dầu ăn. Lĩnh vực xây dựng phát triển ổn định và tăng 8,8% so với cùng kỳ. Các lĩnh vực sản xuất nông, lâm, thủy sản đều hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch, giữ vai trò quan trọng cho sự ổn định và phát triển của tỉnh.

Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh phải kể đến thành công của Hội nghị Xúc tiến đầu tư năm 2020, với số dự án và số vốn thu hút đầu tư khoảng 15 tỷ USD - lớn nhất từ trước đến nay. Nếu nguồn vốn này được triển khai sớm sẽ là cơ sở quan trọng tạo đà cho tăng trưởng kinh tế của Thanh Hóa tiếp tục bứt phá trong giai đoạn mới 2020 – 2025.

Điểm sáng trong bức tranh kinh tế của Thanh Hóa năm 2020 đó là huy động vốn đầu tư phát triển tăng 12,5% so với cùng kỳ (ước đạt 135.000 tỷ đồng). Nhiều dự án lớn, quan trọng được khánh thành, đi vào hoạt động trong năm như: Nhà máy luyện cán thép Nghi Sơn giai đoạn 1, Nhà máy sản xuất sợi dệt kết hợp với phát triển vùng nguyên liệu cây gai tại xã Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy,... Thanh Hóa cũng đã khởi công một số siêu dự án, như: Quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội TP Sầm Sơn, đường từ TP Thanh Hóa đi Cảng Hàng không Thọ Xuân, tổ hợp Nhà máy xi măng Đại Dương, Cảng tổng hợp Quang Trung – Khu Kinh tế Nghi Sơn...

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, song với nhiều nỗ lực, ước tính có 3.200 doanh nghiệp trên địa bàn được thành lập mới, vượt 6,7% kế hoạch, 817 doanh nghiệp tạm nghỉ kinh doanh đã quay trở lại hoạt động, tăng 4%. Thu ngân sách Nhà nước ước đạt 28.967 tỷ đồng, đạt kế hoạch đề ra.

Kinh tế được khôi phục, phát triển, các chính sách an sinh xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời, hiệu quả, đã giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19 đến đời sống Nhân dân. Trong năm 2020, Thanh Hóa đã tổ chức thành công đại hội đảng bộ các cấp, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và nhiều sự kiện chính trị - văn hóa có ý nghĩa quan trọng. Đặc biệt Thanh Hóa đã được Bộ Chính trị đồng ý ban hành Nghị quyết số 58–NQ/TW về Xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Những thành công và những tín hiệu lạc quan đó đã tạo nên bầu không khí tin tưởng, phấn khởi, lan tỏa trong toàn Đảng, toàn quân và các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh.

Quyết tâm cao để đạt mục tiêu tăng trưởng 11% trở lên năm 2021

Dự báo tình hình dịch bệnh COVID-19 thời gian tới vẫn diễn biến phức tạp, tuy nhiên, Kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh khóa XVII vừa qua vẫn quyết nghị tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2021 đạt từ 11% trở lên, để tạo cơ sở, tiền đề quan trọng nhằm hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của giai đoạn 5 năm 2020 – 2025 mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đã đề ra.

Theo phân tích của ông Lê Minh Nghĩa, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư: Tuy mức tăng trưởng đặt ra có tính phấn đấu rất cao, nhưng có cơ sở để đạt được. Trong 11%, dự kiến nông – lâm - thủy sản tiếp tục đạt mức tăng trưởng khoảng 3%. Đó là lĩnh vực tỉnh có dư địa lớn để phát triển. Về công nghiệp, dự kiến tăng 13,8%. Trong thời gian tới, tỉnh ta sẽ có thêm một số nhà máy may mặc, giầy da, dây cáp điện ô tô, ván ép đi vào hoạt động... Bên cạnh đó, lọc hóa dầu sẽ cao hơn năm ngoái nếu duy trì được công suất 97 – 98%, khoảng 200.000 tấn sản phẩm; dự án thép đã đi vào hoạt động, dây chuyền 3 xi măng Long Sơn đi vào hoạt động từ đầu năm..., đó là những sản phẩm động lực chính cho tăng trưởng của tỉnh trong thời gian tới.

Về xây dựng, huy động vốn dự kiến đạt được 140.000 tỷ đồng vì đang có nhiều dự án quy mô lớn được triển khai là: Nhiệt điện Nghi Sơn 2, đường cao tốc đoạn qua Thanh Hóa, các dự án đường bộ ven biển, dự án Cảng tổng hợp quốc tế Nghi Sơn, dự án quảng trường biển Sầm Sơn... Trong năm 2021, sẽ tiếp tục khởi công một số dự án mà tỉnh đã trao quyết định đầu tư năm 2020.

“Với những ngành, lĩnh vực như vậy thì dự báo ta có thể đạt được tăng trưởng 11% trở lên. Mức tăng trưởng này đạt được khi chúng ta khống chế được dịch bệnh COVID-19 và có sự nỗ lực quyết tâm cao của các ngành, các cấp” – ông Lê Minh Nghĩa khẳng định.

Thống nhất với mục tiêu tăng trưởng 11% trở lên mà HĐND tỉnh đã quyết nghị, ông Lê Văn Tuấn, Bí thư Huyện ủy Ngọc Lặc cho rằng: Từ thành công của đại hội đảng bộ các cấp, tinh thần của cán bộ, Nhân dân đang lên rất cao. Cán bộ mới, có năng lực đang khẳng định mình, còn Nhân dân rất tin tưởng vào cán bộ được bầu cử trong khóa mới. Cùng với đó là Nghị quyết 58 của Bộ Chính trị, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đề ra những giải pháp thiết thực, hiệu quả, đang được cụ thể hóa để tổ chức thực hiện. Đồng thời tại Kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh khóa XVII đã quyết nghị chủ trương kéo dài một số chính sách hỗ trợ, kích cầu cho phát triển sản xuất, ổn định đời sống xã hội đến tháng 12-2021 là việc làm rất kịp thời trong giai đoạn khó khăn này.

Bên cạnh đó, ông Lê Văn Tuấn, cũng như nhiều đại biểu HĐND của huyện Như Thanh, Đông Sơn, Quảng Xương, Cẩm Thủy... đã đề nghị với tỉnh xem xét, tháo gỡ các vướng mắc đang phát sinh về cơ chế, chính sách để các địa phương, nhất là các huyện miền núi thu hút hiệu quả hơn các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Trong bài phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh khóa XVII, đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã yêu cầu các cấp, các ngành phải nhanh chóng ban hành và triển khai thực hiện 6 chương trình trọng tâm, 3 khâu đột phá và cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ trong giai đoạn 2021 - 2025; sớm hoàn thành việc xây dựng và trình HĐND tỉnh thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 – 2025; tập trung triển khai thực hiện tạo chuyển biến rõ nét 5 nhiệm vụ trọng tâm của năm 2021 bằng tinh thần cách mạng tiến công, tạo sự bứt phá trên tất cả các ngành, lĩnh vực ngay từ năm 2021, từ đó tạo nền tảng vững chắc để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025.

Tin tưởng rằng với quyết tâm cao, nỗ lực lớn và hành động quyết liệt, trên chặng đường phát triển mới Thanh Hóa sẽ vượt qua những khó khăn, thách thức để đạt được những thành công mới.

Việt Linh


Việt Linh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]