(Baothanhhoa.vn) - Sau nhiều cố gắng vượt bậc, tỉnh ta đã có 13 sản phẩm “đầu lòng” thuộc chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) và 17 sản phẩm đã được đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP đợt 2, trình UBND tỉnh ra quyết định công nhận. Trong suốt quá trình thực hiện, vai trò, trách nhiệm, sự nỗ lực của các sở, ngành, địa phương và chủ thể kinh tế được ghi nhận, đánh giá cao.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nỗ lực để có những sản phẩm OCOP “đầu lòng”

Sau nhiều cố gắng vượt bậc, tỉnh ta đã có 13 sản phẩm “đầu lòng” thuộc chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) và 17 sản phẩm đã được đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP đợt 2, trình UBND tỉnh ra quyết định công nhận. Trong suốt quá trình thực hiện, vai trò, trách nhiệm, sự nỗ lực của các sở, ngành, địa phương và chủ thể kinh tế được ghi nhận, đánh giá cao.

Nỗ lực để có những sản phẩm OCOP “đầu lòng”

Sản phẩm rượu chi nê của Công ty CP Thương mại Hậu Lộc (Hậu Lộc) được xếp hạng 3 sao sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2019.

Ngay từ khi triển khai, chương trình OCOP như một thử thách mới đối với quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Do đó, ngay sau khi UBND tỉnh triển khai Kế hoạch 134/KH-UBND về thực hiện đề án chương trình OCOP, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng NTM tỉnh đã triển khai tập huấn, huy động sự vào cuộc của các sở, ngành và chính quyền địa phương. Theo ông Bùi Công Anh, Phó chánh Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng NTM tỉnh: Đây là chương trình mới, nhiều sở, ngành, địa phương và các chủ thể kinh tế còn bỡ ngỡ, chưa nắm được quy trình tham gia, xây dựng sản phẩm. Do đó, văn phòng đã tham mưu cho UBND tỉnh triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp để vận động, hướng dẫn các địa phương, chủ thể xây dựng sản phẩm đúng theo tiêu chí quy định. Trong đó, thành lập các tổ giúp việc để tập huấn, triển khai phương thức hoạt động, thực hiện cho các tổ giúp việc cấp huyện và hỗ trợ các chủ thể kinh tế xây dựng, phát triển sản phẩm.

Triển khai chương trình OCOP từ giữa năm 2019 đến nay, huyện Hậu Lộc đã tập huấn, vận động được 3 chủ thể kinh tế là doanh nghiệp địa phương tham gia xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Bà Nguyễn Thị Liên, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), UBND huyện Hậu Lộc, chia sẻ: “Năm 2019, phòng NN&PTNT tham mưu cho UBND huyện xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện chương trình OCOP đối với 3 sản phẩm tham gia trên cơ sở quyết định phê duyệt của UBND tỉnh, gồm: Rượu chi nê (Công ty CP Thương mại Hậu Lộc), mắm tôm Hòa Hải (Công ty TNHH Chế biến hải sản Hòa Hải), nước yến (Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Yến sào xứ Thanh). Trong đó, 2 sản phẩm là rượu chi nê và mắm tôm đã được công nhận sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao cấp tỉnh. Còn sản phẩm nước yến đang hoàn thiện các thủ tục, quy trình để tham gia những đợt đánh giá, chấm điểm tiếp theo”. Được biết, để có những sản phẩm OCOP “đầu lòng” trong năm 2019, UBND huyện Hậu Lộc đã tích cực chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, UBND các xã, thị trấn thực hiện các bước trong chương trình OCOP; đồng thời, vận động, hỗ trợ các chủ thể xây dựng sản phẩm OCOP theo đúng yêu cầu. Ngoài ra, huyện còn thông báo về các nội dung, mức chi hỗ trợ cụ thể để chủ thể các sản phẩm OCOP yên tâm thực hiện. Ngay khi triển khai thực hiện chương trình OCOP, huyện đã xây dựng cơ chế hỗ trợ các chủ thể kinh tế đầu tư máy móc, thiết bị và thiết lập mã truy xuất nguồn gốc sản phẩm... Bên cạnh đó, yêu cầu chủ các cơ sở được hỗ trợ tổ chức huy động các nguồn lực thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng, mua sắm, sản xuất, kinh doanh, phát triển sản phẩm OCOP. Sau khi hoàn thành các nội dung được hỗ trợ, phòng NN&PTNT đã tổ chức kiểm tra, nghiệm thu, phối hợp, hỗ trợ, hướng dẫn các chủ cơ sở triển khai các nội dung bảo đảm đạt kết quả.

Ngoài sự vào cuộc quyết liệt của các sở, ngành và chính quyền địa phương, sự nỗ lực của các chủ thể kinh tế chính là khâu cốt yếu để tạo nên sản phẩm OCOP. Tại hội nghị chấm điểm sản phẩm OCOP cấp tỉnh đợt 2, HTX nông sản hữu cơ Trúc Phượng, xã Yên Thọ (Như Thanh) có 3 sản phẩm tham gia. Anh Lê Đình Trúc, giám đốc HTX, cho biết: Mặc dù được đánh giá là sản phẩm lợi thế của huyện, song để xây dựng thành sản phẩm OCOP cấp tỉnh là điều không dễ. Thông qua các lớp tập huấn, những buổi tham quan các đơn vị đang làm OCOP trong, ngoài tỉnh, HTX đã bắt tay vào đầu tư, ứng dụng khoa học - kỹ thuật tiên tiến và sản xuất theo chuỗi giá trị. Sau gần 1 năm tập trung cao độ, đơn vị đã có 3 sản phẩm là: Nấm bào ngư xám, nấm mộc nhĩ khô, nấm linh chi đỏ có đủ điều kiện để tham gia đánh giá xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Chia sẻ về động lực để có được những sản phẩm OCOP “đầu lòng”, anh Lê Đình Trúc, nhấn mạnh: Nếu không có sự hỗ trợ, hướng dẫn, giám sát của cán bộ tổ giúp việc địa phương, chính quyền xã, huyện và các sở, ban, ngành thì HTX khó đạt được kết quả trong thời gian ngắn.

Tỉnh Thanh Hóa có nhiều sản phẩm đặc trưng nên tiềm năng xây dựng sản phẩm OCOP là rất lớn. Do đó, để chương trình đạt kết quả cao, các địa phương cần tiếp tục tạo điều kiện hình thành và phát triển các sản phẩm có tiềm năng, lợi thế. Đồng thời, hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể có sản phẩm đặc trưng mở rộng sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm các tiêu chí đăng ký tham gia chương trình OCOP. Bên cạnh đó, yếu tố không thể thiếu chính là sự quyết tâm của doanh nghiệp, của đơn vị sản xuất ra sản phẩm để từ đó sẵn sàng thay đổi từ tư duy, cách làm trong sản xuất, ứng dụng khoa học – công nghệ cho đến xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu sản phẩm, tiếp cận thị trường...

Lê Hòa


Lê Hòa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]