(Baothanhhoa.vn) - Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 đang cận kề, đây cũng là lúc nông dân trong tỉnh tất bật chăm sóc, thu hoạch hoa, cây trái, rau màu phục vụ thị trường...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nhà nông lo cho tết

Nhà nông lo cho tết

Các hộ nông dân huyện Nông Cống tập trung chăm sóc cây trồng nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường tết.

Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 đang cận kề, đây cũng là lúc nông dân trong tỉnh tất bật chăm sóc, thu hoạch hoa, cây trái, rau màu phục vụ thị trường...

Một ngày đầu tháng 12 âm lịch, chúng tôi đến thăm xã Xuân Du (Như Thanh) - nơi được xem là “thủ phủ” đào của cả tỉnh. Tại đây, các hộ trồng đào đang hoàn tất những công đoạn chăm sóc cây với hy vọng một mùa thắng lợi. Là người đã gắn bó với nghề trồng đào cảnh hơn 10 năm nay, ông Trịnh Ngọc Long, ở thôn 3 cho biết: Vụ đào tết năm nay, tôi có hơn 100 gốc đào phai. Để đào nở đúng dịp tết, ngay từ đầu tháng 11 âm lịch, tôi bắt đầu thực hiện công đoạn tuốt lá và bó bầu cho cây đào. Thời tiết năm nay thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của hoa đào, nụ ra đều và to hơn, đến nay, hơn 50% cây đào của vườn đã được khách hàng đặt mua, đến khoảng 20-12 âm lịch số đào này sẽ được chuyển đến khách hàng”.

Ở phường Đông Cương (TP Thanh Hóa), ông Lê Văn Căn đang tích cực chăm sóc cho hàng nghìn cây hoa các loại phục vụ cho nhu cầu thị trường Tết Nguyên đán Tân Sửu. Trước diễn biến thất thường của thời tiết, gia đình ông Căn đã chủ động áp dụng các biện pháp kỹ thuật để đảm bảo môi trường thuận lợi nhất cho cây hoa phát triển và kịp khoe sắc, tỏa hương đúng khi tết đến, xuân về.

Những ngày này, trong cái rét căm căm, người nông dân thị trấn Thiệu Hóa vẫn tích cực ra đồng gieo trồng và chăm sóc cho các loại rau, màu kịp thu hoạch phục vụ thị trường Tết Nguyên đán. Đây cũng là vụ rau mang đến nguồn thu nhập không nhỏ cho người dân nơi đây. Thị trấn Thiệu Hóa là vùng trồng rau lớn của huyện, là nơi cung cấp các loại rau an toàn cho địa phương và các vùng lân cận. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà Nguyễn Thị Nga, tổ dân phố 12, tất bật thu hoạch rau để kịp trồng lứa mới đón tết. Bà Nga cho biết, mùa rau tết kéo dài từ 15 tháng Chạp đến rằm tháng Giêng năm sau. Nhu cầu tăng mạnh nên gia đình trồng rau gì cũng dễ bán, đặc biệt là các loại rau ăn lẩu như cải cay, mồng tơi, cải thảo, rau cúc... Hiện nay, đa số các gia đình đều dồn đất, dồn sức trồng rau phục vụ tết.

Còn ở những thôn, xóm trồng đào, quất tại xã Hợp Lý (Triệu Sơn) từ đầu tháng Chạp đã nhộn nhịp người bán, mua tấp nập, thương lái ở các nơi đổ về đặt hàng. Toàn xã hơn 1.500 hộ thì có gần một nửa số dân trồng đào, quất. Nhờ trồng đào, quất, nhiều hộ dân đã có thu nhập ổn định, vươn lên làm giàu từ đồng đất quê hương. Với sự dày công chăm sóc, vườn quất cảnh của gia đình ông Trần Phú Sinh, thôn Quang Thắng rất đẹp. Các phương án nhằm bảo vệ thành quả lao động và có những sản phẩm đẹp nhất cung ứng ra thị trường vào đúng dịp Tết Nguyên đán đang được gia đình ông Sinh tăng cường thực hiện. “Năm nay, vườn nhà tôi cung ứng ra thị trường khoảng 1.500 cây quất, giá cả thì từ 200.000 đồng - 1.000.000 đồng/cây. Chúng tôi đã chuẩn bị từ đầu, nếu rét đậm, rét hại kéo dài sẽ phải tung hệ thống nhà bạt để bảo vệ, đảm bảo có đủ hàng cung ứng phục vụ thị trường tết”, ông Trần Phú Sinh cho biết.

Thời gian từ nay đến Tết Nguyên đán không còn xa, nhu cầu thị trường về nguồn nông sản, hàng hóa sẽ tăng cao. Vì vậy, bên cạnh nỗ lực của bà con nông dân chuẩn bị nguồn hàng đáp ứng nhu cầu tết, thiết nghĩ các cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương cần tăng cường hướng dẫn nông hộ sử dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật để đảm bảo thực phẩm sạch, an toàn, chất lượng, qua đó giúp bà con có một vụ mùa thắng lợi.

Quốc Hương


Quốc Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]