(Baothanhhoa.vn) - Năm 2021, ngành chăn nuôi phải đối mặt với nhiều khó khăn trước sự tác động của dịch COVID-19, cùng với sự biến đổi khí hậu, xuất hiện nhiều loại dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm; giá thức ăn tăng cao,... Tuy nhiên, với quyết tâm không để khó khăn làm cản trở mục tiêu tăng trưởng, ngành chăn nuôi vẫn đạt được những kết quả tích cực. Năm 2021, tỷ trọng chăn nuôi chiếm 34,2% trong giá trị sản xuất nông nghiệp.

Ngành chăn nuôi: Một năm vượt khó

Năm 2021, ngành chăn nuôi phải đối mặt với nhiều khó khăn trước sự tác động của dịch COVID-19, cùng với sự biến đổi khí hậu, xuất hiện nhiều loại dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm; giá thức ăn tăng cao,... Tuy nhiên, với quyết tâm không để khó khăn làm cản trở mục tiêu tăng trưởng, ngành chăn nuôi vẫn đạt được những kết quả tích cực. Năm 2021, tỷ trọng chăn nuôi chiếm 34,2% trong giá trị sản xuất nông nghiệp.

Ngành chăn nuôi: Một năm vượt khóTrang trại chăn nuôi gà liên kết tại xã Cẩm Tâm (Cẩm Thủy).

Bước vào thực hiện kế hoạch năm 2021, dịch COVID-19 đã tác động trực tiếp đến việc nhập nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi từ nước ngoài về làm nguyên liệu, kéo theo giá thành thức ăn chăn nuôi tăng cao, thậm chí có thời điểm phải tạm dừng hoạt động khiến chuỗi cung ứng bị đứt đoạn. Bên cạnh đó, việc hạn chế đi lại do thực hiện giãn cách xã hội ở nhiều địa phương tại một số thời điểm cũng khiến cho lượng tiêu thụ các sản phẩm từ lợn, gà giảm mạnh; giá sản phẩm biến động mạnh; vận chuyển, giết mổ cung cấp thực phẩm bị ảnh hưởng lớn, gặp nhiều khó khăn. Công tác quản lý chăn nuôi, quản lý dịch bệnh cũng gặp nhiều khó khăn do phải vừa phòng, chống dịch COVID-19, vừa thực hiện các giải pháp về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, nhất là các loại bệnh như viêm da nổi cục trên trâu, bò; cúm gia cầm; bệnh dịch tả lợn châu Phi...

Điểm nhấn trong kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2021 chính là Thanh Hóa đã phát huy hiệu quả của nguồn vắc–xin phòng bệnh trong việc khống chế dịch viêm da nổi cục trên trâu, bò. Theo đánh giá của Chi cục Thú y vùng 3, Thanh Hóa là một trong những tỉnh tiêm phòng vắc-xin viêm da nổi cục cho đàn trâu, bò đạt tỷ lệ cao nhất cả nước và là tỉnh dập tắt hoàn toàn ổ dịch sớm nhất cả nước, trong khi hiện nay tình hình dịch bệnh viêm da nổi cục trên cả nước vẫn đang diễn biến phức tạp. Sự kiện công bố hết dịch đánh dấu sự “trưởng thành” về trình độ, khả năng ứng phó với dịch bệnh (nhất là những loại dịch bệnh lạ, mới) của ngành thú y tỉnh Thanh Hóa. Bên cạnh đó, đây là năm đầu tiên trong 10 năm qua, trên địa bàn tỉnh không xảy ra bệnh dại và dịch bệnh thủy sản; dịch bệnh tả lợn châu Phi đang được kiểm soát hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại cho người chăn nuôi; công tác tiêm phòng cho đàn vật nuôi luôn đứng đầu cả nước. Đến nay, tổng đàn gia súc, gia cầm toàn tỉnh ổn định, với số lượng đàn trâu có 190 nghìn con, đạt 97,4% kế hoạch; đàn bò 265 nghìn con, đạt 100% kế hoạch; đàn lợn hơn 1,1 triệu con, đạt 100% kế hoạch; đàn gia cầm hơn 23 triệu con, đạt 102,6% kế hoạch; con nuôi đặc sản ước đạt khoảng 2,2 triệu con... Để phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững, ngành chăn nuôi cũng chú trọng áp dụng khoa học - kỹ thuật để nâng cao chất lượng con giống, thực hiện thụ tinh nhân tạo cho đàn bò 27.000 liều tinh, 2.500 liều tinh trâu Murrah, tỷ lệ đàn bò lai Zebu đạt 63%, du nhập một số giống bò BBB, Drouhgtmaster,... Hiện nay, có 68 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi; các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các dự án lớn trong lĩnh vực chăn nuôi gắn với nhà máy chế biến, giết mổ, như: Tập đoàn TH, Tập đoàn Xuân Thiện, Tập đoàn DABACO, Công ty CP Nông sản Phú Gia... Trong năm qua, Thanh Hóa cũng đứng đầu cả nước về thu hút đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi, với 12 dự án chăn nuôi lớn công nghệ cao, có tổng vốn đầu tư khoảng 14.102 tỷ đồng. Việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển chăn nuôi đã tạo nên những chuyển biến rõ nét cho ngành chăn nuôi của tỉnh, là nền tảng để ngành chăn nuôi tiếp tục tăng trưởng về sản lượng và giá trị trong những năm tiếp theo.

Với những kết quả đã đạt được, trong năm 2022, ngành chăn nuôi sẽ tổ chức triển khai các chương trình, nghị quyết, kế hoạch về phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, thực hiện đồng bộ các giải pháp để xây dựng ngành chăn nuôi của tỉnh theo hướng bền vững, nâng cao giá trị, khả năng cạnh tranh. Theo đó, phấn đấu duy trì và phát triển số lượng đàn trâu khoảng 200 nghìn con; đàn bò khoảng 300 nghìn con, sản lượng sữa 70 nghìn tấn, sản lượng thịt hơi 29,8 nghìn tấn; đàn lợn hơn 1,2 triệu con, sản lượng thịt hơi 180 nghìn tấn; phát triển đàn gia cầm khoảng 24 triệu con, sản lượng trứng 175 triệu quả;... Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng trang trại tập trung, ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi giá trị gia tăng; nhất là tập trung chủ yếu ở các huyện miền núi phía Tây dọc đường Hồ Chí Minh; xây dựng cụm chăn nuôi, liên kết chặt chẽ với chế biến thực phẩm; bảo đảm an toàn sinh học, kiểm soát dịch bệnh, bảo vệ môi trường, ổn định thị trường và giá cả sản phẩm chăn nuôi; trọng tâm là phát triển các sản phẩm chủ lực, sản phẩm lợi thế của tỉnh, như: trâu thịt, bò thịt, bò sữa, thịt lợn, thịt và trứng gia cầm,... Bên cạnh đó, đẩy nhanh tiến độ và quy mô tái đàn, khôi phục đàn lợn theo nguyên tắc bảo đảm an toàn sinh học, kiểm soát dịch bệnh nhằm ổn định thị trường và giá cả mặt hàng thịt lợn. Nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ theo phương thức chăn nuôi hữu cơ, đặc sản; giám sát và kiểm soát chặt dịch bệnh trên gia súc, gia cầm hiệu quả, không để tái nhiễm. Đồng thời, tháo gỡ khó khăn và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án chăn nuôi lớn...

Bài và ảnh: Lê Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]