(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, huyện Nga Sơn tiếp tục chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung quy mô lớn, hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững. Trong đó, khuyến khích, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân tích tụ, tập trung đất đai để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đưa các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất. Kinh tế phát triển, đời sống người dân được nâng lên, huyện có điều kiện huy động các nguồn lực để xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu.

Nga Sơn phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, huyện Nga Sơn tiếp tục chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung quy mô lớn, hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững. Trong đó, khuyến khích, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân tích tụ, tập trung đất đai để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đưa các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất. Kinh tế phát triển, đời sống người dân được nâng lên, huyện có điều kiện huy động các nguồn lực để xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu.

Nga Sơn phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mớiNuôi tôm công nghiệp tại xã Nga Tân (Nga Sơn) mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Từ năm 2022 đến nay, huyện Nga Sơn tiếp tục duy trì và mở rộng một số cây trồng có giá trị kinh tế cao, như dưa hấu, khoai tây... Phong trào xây dựng nhà kính, nhà lưới sản xuất dưa vàng tiếp tục được mở rộng và năm 2022 đạt 12,5 ha, tăng 3 ha so với kế hoạch huyện giao, nâng tổng diện tích toàn huyện lên 27,5 ha, thu nhập từ 700 - 900 triệu đồng/ha/vụ. Huyện xây dựng 16 ha vùng rau an toàn tại các xã Nga Thành, Nga Giáp, Nga Hải, Nga Trung, nâng tổng diện tích toàn huyện lên 45 ha. Đi đôi với đó, huyện chỉ đạo các xã, thị trấn tích tụ, tập trung đất đai để sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao. Đến hết tháng 12-2022, huyện tích tụ, tập trung được 115,5 ha, đồng thời, chuyển đổi 66 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang mô hình lúa - cá kết hợp và chuyên màu. Huyện triển khai thực hiện dự án “Hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa” và đã trồng mới 50 ha rừng phòng hộ ven biển.

Về lĩnh vực chăn nuôi, huyện chỉ đạo thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, kế hoạch phòng, chống dịch bệnh và tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm năm 2022. Triển khai thực hiện kế hoạch, các văn bản chỉ đạo kiểm soát vận chuyển và lưu thông sản phẩm gia súc, gia cầm trước, trong và sau tết; tái đàn vật nuôi, hướng dẫn chăn nuôi an toàn sinh học. Huyện ban hành kế hoạch kiểm tra an toàn thực phẩm (ATTP) trong các đợt cao điểm của năm như Tết Nguyên đán; chỉ đạo phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững. Hiện tổng diện tích nuôi trồng thủy sản toàn huyện là 1.805 ha; trong đó, diện tích nước ngọt 934,4 ha, diện tích nước lợ 500,6 ha (diện tích nuôi tôm sú 193,2 ha, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng 240,5 ha, diện tích nuôi tôm thẻ thâm canh công nghệ cao trong nhà lưới 7,42 ha, diện tích nuôi ngao nước mặn 370 ha). Tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy hải sản đạt hơn 9.626 tấn, trong đó, sản lượng khai thác hơn 3.240 tấn, sản lượng nuôi trồng hơn 6.386 tấn. Đi đôi với phát triển nông nghiệp, huyện Nga Sơn chỉ đạo các xã duy trì, nâng cao các tiêu chí NTM, xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Huyện đã có 2 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, có thêm 5 sản phẩm được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận sản phẩm OCOP, nâng tổng số sản phẩm OCOP của huyện là 24 sản phẩm.

Đồng chí Lê Văn Dậu, Chủ tịch UBND huyện Nga Sơn, cho biết: Huyện tiếp tục chỉ đạo các xã, thị trấn mở rộng diện tích cây trồng có giá trị kinh tế cao, các mô hình liên kết sản xuất gắn với phát triển thương hiệu sản phẩm; mô hình sản xuất rau an toàn trên địa bàn, mở rộng diện tích nhà lưới sản xuất theo hướng công nghệ cao và công nghệ cao. Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo triển khai công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm, đàn chó năm 2023. Tăng cường công tác giám sát, kiểm soát dịch bệnh, quản lý vận chuyển động vật và sản phẩm động vật, động vật hoang dã và vật tư nông nghiệp trên địa bàn. Tiếp tục mở rộng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao trong nhà lưới theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các xã. Xây dựng xã ATTP và các chỉ tiêu kiểm soát thực phẩm tiêu dùng trên địa bàn; thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát ATTP nông, lâm, thủy sản theo phân công, phân cấp quản lý. Tổ chức ký cam kết thực hiện vệ sinh ATTP đối với hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đủ điều kiện phải đăng ký kinh doanh, cấp chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định. Huyện chỉ đạo các xã tiếp tục xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Phấn đấu năm 2023 huyện có 5 sản phẩm được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận là sản phẩm OCOP.

Bài và ảnh: Xuân Hùng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]