(Baothanhhoa.vn) - Trong những năm qua, phát triển nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh có những chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Từ những chương trình hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuất, khôi phục và phát triển nghề truyền thống... nhiều nghề, làng nghề đã “hồi sinh”, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống cho người dân khu vực nông thôn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các làng nghề

Trong những năm qua, phát triển nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh có những chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Từ những chương trình hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuất, khôi phục và phát triển nghề truyền thống... nhiều nghề, làng nghề đã “hồi sinh”, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống cho người dân khu vực nông thôn.

Nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các làng nghề

Chế tác đá mỹ nghệ tại Cụm công nghiệp Vĩnh Minh (Vĩnh Lộc).

Để khôi phục, phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các nghề, làng nghề truyền thống, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã chỉ đạo các xã, thị trấn tiếp tục củng cố và phát triển các làng nghề đã xây dựng. Trong đó, tích cực tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ của tỉnh để đầu tư, phát triển các làng nghề, làng nghề truyền thống, như: nghề đúc đồng Trà Đông xã Thiệu Trung (Thiệu Hóa), làng nghề chế tác đá mỹ nghệ xã Minh Tân (Vĩnh Lộc), nghề mây tre đan xã Hoằng Thịnh (Hoằng Hóa),... Bên cạnh đó, nhiều địa phương cũng khuyến khích phát triển các làng nghề mới ở nông thôn, hỗ trợ cải tiến công nghệ sản xuất, kinh doanh với nhiều hình thức sở hữu hộ cá thể, doanh nghiệp tư nhân, tổ hợp tác, công ty TNHH.

Trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới, huyện Vĩnh Lộc xác định phát triển nông nghiệp bền vững, kết hợp khôi phục và phát triển ngành nghề tiểu - thủ công nghiệp truyền thống nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, nâng cao tỉ lệ lao động nông thôn có việc làm. Vì vậy, trên địa bàn huyện, nhiều làng nghề phát triển sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao, như: nghề đan chổi đót xã Vĩnh Phúc, nghề chế tác đá xã Minh Tân, nghề làm chè lam tại thị trấn Vĩnh Lộc... Đồng thời, lồng ghép nhiều nguồn lực đầu tư từ các chương trình để hỗ trợ kinh phí đầu tư máy móc, thiết bị sản xuất hiện đại cho một số nhóm hộ, gắn với xây dựng hệ thống xử lý môi trường.

Tại Cụm công nghiệp (CCN) Vĩnh Minh, xã Minh Tân, thay vì phát triển sản xuất dưới mô hình hộ gia đình, nhiều doanh nghiệp đã được thành lập, đầu tư xây dựng, mở rộng nhà xưởng sản xuất. Ông Hoàng Văn Khải, Phó Chủ tịch UBND xã Minh Tân, cho biết: Để nâng cao hiệu quả sản xuất của nghề chế tác đá mỹ nghệ truyền thống, địa phương đã vận động các hộ sản xuất di dời nhà xưởng đến CCN Vĩnh Minh theo chủ trương chung của tỉnh, huyện. Sau khi di chuyển về CCN, các hộ đã chủ động đăng ký thành lập doanh nghiệp, đầu tư mở rộng nhà xưởng, đổi mới trang thiết bị máy móc... Hiện, tại CCN có 129 cơ sở sản xuất đá ốp lát và chế tác đá mỹ nghệ, tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 1.400 lao động, với thu nhập từ 4 đến 12 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, thông qua sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến công tỉnh, huyện đã tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Khi tay nghề của lao động nâng lên, chất lượng, mẫu mã của sản phẩm đổi mới. Nhờ đó, hiệu quả kinh tế từ sản xuất nghề chế tác đá tăng lên rõ rệt. Hằng năm, nghề chế tác đá mỹ nghệ trên địa bàn xã Minh Tân đạt doanh thu từ 180 đến 200 tỷ đồng.

Khảo sát thực tế tại một số làng nghề trên địa bàn tỉnh, nhận thấy, tại các làng nghề, chủ yếu là những cơ sở sản xuất có quy mô còn nhỏ lẻ, việc sản xuất còn manh mún. Công tác ứng dụng khoa học - kỹ thuật hiện đại vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế và giảm thiểu tác động đến môi trường còn hạn chế. Chính vì vậy, để tiếp sức cho làng nghề, làng nghề truyền thống phát triển ổn định, bền vững, những năm qua, Trung tâm Khuyến công và Tiết kiệm năng lượng đã thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ từ nguồn vốn của khuyến công quốc gia và khuyến công địa phương, như: hỗ trợ các cơ sở đầu tư mua máy móc, trang thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất; tập huấn nâng cao nhận thức, tay nghề, tác phong công nghiệp cho lao động nông thôn; tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp.

Ngoài ra, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm được triển khai thực hiện, nhiều làng nghề, nghề truyền thống được tiếp thêm động lực để khôi phục, phát triển sản xuất. Đồng thời, thay đổi tư duy từ sản xuất manh mún, nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Bài và ảnh: Lê Thanh


Bài và ảnh: Lê Thanh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]