(Baothanhhoa.vn) - Ngày 26-11, đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã chủ trì hội nghị chuyên đề Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND), nhằm đánh giá thực trạng, cảnh báo nguy cơ rủi ro và đề xuất các giải pháp củng cố, phát triển hệ thống QTDND trên địa bàn trong thời gian tới.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng Nhân dân

Ngày 26-11, đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã chủ trì hội nghị chuyên đề Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND), nhằm đánh giá thực trạng, cảnh báo nguy cơ rủi ro và đề xuất các giải pháp củng cố, phát triển hệ thống QTDND trên địa bàn trong thời gian tới.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng Nhân dân

Các đại biểu tham dự hội nghị

Hiện nay Thanh Hóa có 67 QTDND được cấp phép hoạt động trên địa bàn 18 huyện, thị xã, thành phố với tổng nguồn vốn đạt gần 6.684 tỷ đồng, tăng 14% so với đầu năm. Tổng dư nợ cho vay của các QTDND đạt 4.673 tỷ đồng; nợ xấu 20,9 tỷ đồng (không tính đến 2 QTDND đang trong tình trạng kiểm soát đặc biệt là Hoằng Trinh và Hoằng Đồng).

Nhìn chung, hoạt động của các Quỹ tương đối ổn định, an toàn, hiệu quả, công tác củng cố phát triển thành viên tiếp tục được quan tâm; đã phát huy được ưu thế trong công tác huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư để cho vay, tương trợ cộng đồng vì sự phát triển bền vững. Hoạt động của các QTDND đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ vốn kịp thời cho các thành viên phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, tạo việc làm, góp phần xây dựng nông thôn mới, hạn chế nạn cho vay nặng lãi.

Tuy nhiên, các QTDND trên địa bàn cũng còn một số tồn tại, hạn chế, như: Năng lực quản trị, điều hành còn ở mức độ; việc tiếp cận, nghiên cứu văn bản, chính sách, chế độ mới của Nhà nước, của ngành còn chậm; chưa có kế hoạch, chính sách phát triển thu hút thêm thành viên mới; hiệu quả kiểm tra, giám sát, phát hiện, ngăn ngừa, cảnh báo vi phạm chưa cao...

Một số Quỹ hoạt động chưa đúng mục tiêu, có xu hướng thương mại hóa, không còn tính liên kết cộng đồng, chạy theo mục tiêu lợi nhuận. Đặc biệt, có Quỹ vi phạm quy định pháp luật, nguy cơ đỗ vỡ, ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của toàn hệ thống trên địa bàn.

Tại hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận những tồn tại, khó khăn, vướng mắc mà QTDND đang gặp và kiến nghị, đề xuất các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi một số quy định pháp lý nhằm tháo gỡ khó khăn, tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của các Quỹ.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng Nhân dân

Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận hội nghị

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi nhấn mạnh: Mục tiêu hoạt động chủ yếu của hệ thống QTDND là tương trợ nhằm thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống các thành viên, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của các QTDND, ngăn chặn xu hướng xa rời bản chất, mục tiêu hoạt động hay thương mại hóa, đề nghị Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa trên cơ sở thẩm quyền được giao hoàn thiện hành lang pháp lý để xử lý rủi ro; chỉ đạo giám sát các Quỹ triển khai Đề án củng cố, phát triển hệ thống QTDND đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra, tập trung thanh tra các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, dễ phát sinh các sai phạm và xử lý nghiêm các sai phạm.

Tăng cường nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, chế độ thông tin báo cáo để quản lý, giám sát, kịp thời cảnh báo, ngăn chặn các vi phạm; Rà soát, đánh giá, phân loại, tập trung xử lý các Quỹ yếu kém theo nguyên tắc thận trọng, đảm bảo quyền lợi của người gửi, gắn với tái cơ cấu và xử lý nợ xấu.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng Nhân dân

Toàn cảnh hội Nghị

Công an tỉnh nắm chắc tình hình, chia sẻ thông tin với chính quyền địa phương nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các rủi ro có thể xảy ra. Sở Tài chính nghiên cứu đề xuất ban hành cơ chế, chính sách theo thẩm quyền để tạo điều kiện cho các QTDND phát triển, nhất là tại khu vực nông thôn, miền núi, vùng khó khăn. UBND các cấp tăng cường quản lý, theo dõi giám sát hoạt động của các Quỹ trên địa bàn, chủ động phối hợp với Ngân hàng Nhà nước đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền nhằm ổn định tâm lý người dân, người gửi tiền, đấu tranh với thông tin sai lệch, bảo đảm cho QTDND hoạt động đúng mục đích.

Đối với các QTDND phải bám sát chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước VIệt Nam, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thanh Hóa; tập trung triển khai hiệu quả Đề án củng cố, phát triển hệ thống QTDND đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Rà soát, đối chiếu với những cảnh báo của Ngân hàng Nhà nước đưa ra để chủ động ngăn ngừa, hạn chế tình trạng bị lợi dụng, gây thất thoát quỹ…

Khánh Phương


Khánh Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]