(Baothanhhoa.vn) - Với mục tiêu hoạt động là tương trợ thành viên, tạo điều kiện thuận lợi cho thành viên có vốn phát triển sản xuất, thời gian qua, hệ thống quỹ tín dụng Nhân dân (QTDND) trên địa bàn tỉnh luôn nỗ lực nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn của Nhân dân để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ tín dụng Nhân dân

Nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ tín dụng Nhân dân

Cán bộ QTDND thị trấn Nông Cống kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng vay vốn phát triển kinh tế tại thị trấn Nông Cống.

Với mục tiêu hoạt động là tương trợ thành viên, tạo điều kiện thuận lợi cho thành viên có vốn phát triển sản xuất, thời gian qua, hệ thống quỹ tín dụng Nhân dân (QTDND) trên địa bàn tỉnh luôn nỗ lực nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn của Nhân dân để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.

Tính đến ngày 28-2, Thanh Hóa có 67 QTDND được cấp phép hoạt động trên địa bàn 18 huyện, thị xã, thành phố. Công tác phát triển thành viên là một trong những nhiệm vụ được hệ thống QTDND chú trọng. Tranh thủ sự quan tâm, hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền các địa phương, hệ thống QTDND đã tích cực tuyên truyền để Nhân dân và thành viên hiểu rõ lợi ích, mục tiêu hoạt động của mình; đồng thời, xây dựng đồng bộ các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn trong việc trả nợ vốn vay của thành viên; đổi mới tác phong giao dịch, giải quyết nhanh các thủ tục vay vốn, không gây phiền hà để giúp thành viên nhanh chóng có vốn phát triển sản xuất. Chính vì vậy, số lượng thành viên của hệ thống QTDND ngày càng tăng và hiện có khoảng 150 nghìn thành viên. Bên cạnh đó, hệ thống QTDND còn tập trung khai thác tối đa vốn nhàn rỗi trong dân cư, với tổng nguồn vốn đến ngày 28-2 đạt 6.684 tỷ đồng. Nguồn vốn huy động đã giúp các QTDND đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của thành viên; trong đó, tập trung cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; cho vay xây dựng nông thôn mới, cho vay các lĩnh vực ưu tiên. Tổng dư nợ cho vay của các QTDND đạt 4.673 tỷ đồng, nợ xấu 20,9 tỷ đồng (không tính đến 2 QTDND đang trong tình trạng kiểm soát đặc biệt là Hoằng Trinh và Hoằng Đồng (Hoằng Hóa)). Phần lớn các QTDND trên địa bàn tỉnh đều hoạt động hiệu quả, an toàn, đáp ứng nhanh chóng, kịp thời nhu cầu vốn đầu tư của người dân tại địa phương. Từ nguồn vốn của QTDND, các thành viên trong quỹ đã hỗ trợ nhau đắc lực trong phát triển kinh tế, góp phần thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, vươn lên làm giàu chính đáng tại quê hương.

Tuy nhiên, các QTDND trên địa bàn cũng còn bộc lộ một số tồn tại, như: năng lực quản trị, điều hành còn hạn chế; việc tiếp cận, nghiên cứu văn bản, chính sách, chế độ mới của Nhà nước, của ngành còn chậm; chưa có kế hoạch, chính sách phát triển thu hút thêm thành viên mới; hiệu quả kiểm tra, giám sát, phát hiện, ngăn ngừa, cảnh báo vi phạm chưa cao... Một số quỹ hoạt động chưa đúng mục tiêu, có xu hướng thương mại hóa, không còn tính liên kết cộng đồng, chạy theo mục tiêu lợi nhuận. Đặc biệt, có quỹ vi phạm quy định pháp luật, nguy cơ đổ vỡ, ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của toàn hệ thống trên địa bàn.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động các QTDND, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thanh Hóa đang tập trung chỉ đạo các QTDND triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Củng cố và phát triển hệ thống QTDND đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” về việc chấn chỉnh, tăng cường phòng, chống, ngăn ngừa vi phạm pháp luật nhằm bảo đảm an ninh, an toàn hoạt động trong hệ thống QTDND. Tăng cường công tác phối hợp với chính quyền địa phương và Liên minh HTX trong việc chỉ đạo, quản lý hoạt động hệ thống QTDND, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho hoạt động QTDND. Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động hệ thống QTDND. Chỉ đạo hệ thống QTDND tăng cường công tác huy động vốn, tập trung cho vay thành viên phát triển sản xuất, kinh doanh; chú trọng chất lượng, hiệu quả cho vay vốn, bảo đảm an toàn, hiệu quả, bền vững. Đồng thời, chỉ đạo các QTDND cơ sở xây dựng kế hoạch, phương án thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro, nợ cần chú ý để nâng cao chất lượng tín dụng và làm tốt công tác đào tạo, đào tạo lại và quy hoạch, sử dụng cán bộ.

Các QTDND cần thực hiện nghiêm túc các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về cơ chế điều hành lãi suất đối với tiền gửi và cho vay bằng tiền Việt Nam đồng, các văn bản chỉ đạo liên quan đến hoạt động của QTDND. Chủ động nắm bắt tình hình, diễn biến kinh tế - xã hội và thị trường để điều chỉnh kế hoạch, chỉ tiêu kinh doanh cho phù hợp, bảo đảm an toàn, hiệu quả. Tăng cường huy động vốn tại chỗ nhằm chủ động về nguồn vốn; tập trung vốn để cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh, giám sát và quản lý chặt chẽ dư nợ cho vay, không tăng dư nợ bằng mọi giá để dẫn đến rủi ro trong hoạt động.

Khánh Phương


Khánh Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]