(Baothanhhoa.vn) - Đến nay, trên địa bàn huyện Quảng Xương đã hình thành được một số vùng sản xuất tập trung, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Liên kết sản xuất và kết nối cung - cầu nông sản, thực phẩm an toàn vẫn còn nhiều khó khăn

Đến nay, trên địa bàn huyện Quảng Xương đã hình thành được một số vùng sản xuất tập trung, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn.

Liên kết sản xuất và kết nối cung - cầu nông sản, thực phẩm an toàn vẫn còn nhiều khó khăn

Tuy nhiên, vẫn còn gặp nhiều khó khăn, như: Vùng sản xuất rau an toàn tập trung tại các xã: Quảng Lưu, Quảng Yên, Quảng Tân,... cung cấp cho chợ đầu mối, bản sỉ, lẻ cho các chợ trên địa bàn huyện và tỉnh, nhưng thị trường tiêu thụ chưa ổn định, khả năng cạnh tranh của sản phẩm còn thấp; việc quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm tại các chợ thiếu chặt chẽ, khiến người tiêu dùng không thể phân biệt được đâu là rau an toàn, đâu là rau thường. Vùng chăn nuôi lợn theo tiêu chuẩn VietGAP, tại các xã: Quảng Phong, Quảng Ngọc, Quảng Hòa (mỗi năm cung cấp ra thị trường hơn 4.000 con lợn được cấp giấy chứng nhận VietGAP) đã góp phần tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp. Nhưng hiện cũng gặp khó khăn, đó là chăn nuôi theo quy trình VietGAP, người chăn nuôi phải chi phí đầu tư cao hơn nhiều lần so với chăn nuôi thông thường do phải làm tốt công tác bảo vệ môi trường, tiêm phòng cho vật nuôi... Hồ sơ, thủ tục xác nhận nguồn gốc con giống, thức ăn, đầu tư đồng bộ về chuồng trại, xử lý chất thải, viết nhật ký chăn nuôi hàng ngày, mỗi ngày cho vật nuôi ăn liều lượng bao nhiêu, tiêm phòng vào thời điểm nào, vật nuôi có biểu hiện gì bất thường đã khiến cho nhiều người chăn nuôi cảm thấy ái ngại. Bên cạnh đó, việc chăn nuôi nhỏ lẻ hiện nay vẫn được thị trường chấp nhận hay nói cách khác, dù chăn nuôi không theo tiêu chuẩn nào nhưng nông dân vẫn bán được sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn các liên kết sản xuất khác, như: Khoai tây, ngô giống, ớt xuất khẩu... còn gặp khó khăn, như: Quy mô sản xuất hộ nhỏ lẻ, manh mún gây khó khăn cho việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, giá cả thị trường biến động và dễ bị tổn thương do thiên tai, dịch bệnh. Các hình thức liên kết trong sản xuất còn lỏng lẻo, thiếu tính ràng buộc; doanh nghiệp chưa mặn mà đầu tư vốn cho sản xuất nông, lâm, thủy sản và các chương trình, dự án mang tính chất hỗ trợ sản xuất và sinh lợi còn thấp. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất còn hạn chế, nhất là hệ thống thủy lợi, giao thông phục vụ cho phát triển vùng sản xuất. Công tác tuyên truyền về nông sản, thực phẩm an toàn đến với người tiêu dùng chưa được quan tâm đúng mức.

Lê Đại Hiệp

Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quảng Xương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]