(Baothanhhoa.vn) - Giống có vai trò quan trọng, quyết định đến năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế của quá trình nuôi trồng. Nguồn giống có tốt, bảo đảm chất lượng thì con nuôi, cây trồng mới phát triển tốt, cho năng suất, chất lượng cao. Năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2194/QĐ-TTg phê duyệt đề án phát triển giống cây trồng nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Kết quả từ phát triển giống cây trồng, vật nuôi

Giống có vai trò quan trọng, quyết định đến năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế của quá trình nuôi trồng. Nguồn giống có tốt, bảo đảm chất lượng thì con nuôi, cây trồng mới phát triển tốt, cho năng suất, chất lượng cao. Năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2194/QĐ-TTg phê duyệt đề án phát triển giống cây trồng nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020.

Kết quả từ phát triển giống cây trồng, vật nuôi

Khu sản xuất giống cây gai xanh của Công ty CP Đầu tư phát triển sản xuất và xuất nhập khẩu An Phước.

Thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cùng các sở, ngành và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện đề án; theo đó triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về phát triển sản xuất giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản. Quản lý chặt chẽ nguồn gốc các lô vật liệu giống đưa vào sản xuất; định kỳ, đột xuất thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, kiên quyết không để xảy ra tình trạng sử dụng giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ đưa vào sản xuất. Cùng với đó, khuyến khích các đơn vị sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, vật nuôi ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học trong chọn tạo ra nhiều giống mới có năng suất, chất lượng cao. Đẩy mạnh việc thụ tinh nhân tạo để tăng đàn bò lai, bò thịt chất lượng cao, kết hợp chọn lọc với lai tạo và du nhập các giống vật nuôi mới có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với từng vùng sinh thái, từng địa phương. Khảo sát, đánh giá, xác định địa điểm để đầu tư xây dựng rừng giống, vườn giống các loài cây sinh trưởng nhanh có hiệu quả kinh tế cao...

Thực hiện có hiệu quả các giải pháp phát triển giống cây trồng, vật nuôi, nên tỷ lệ dùng giống xác nhận đối với cây lúa trên địa bàn tỉnh đạt tới 98,2% diện tích gieo cấy; 90% diện tích trồng ngô, rau màu được sử dụng giống mới. Nhờ đó, năm 2018 năng suất các loại cây trồng đều tăng hơn 15% so với năm 2010. Trong chăn nuôi, tỷ lệ sử dụng giống tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất ngày càng tăng, đối với bò thịt và dê đạt 65%, lợn đạt 90%, bò sữa đạt 100%. Nhờ đó, tỷ lệ đàn bò lai trên địa bàn tỉnh đạt 60,5%; năng suất thịt hơi xuất chuồng năm 2018 tăng khoảng 20% so với năm 2010. Đối với lâm nghiệp, đã bảo đảm cung cấp 100% giống được công nhận đối với các chương trình, dự án có đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, vốn vay, vốn tài trợ; sinh khối tăng trưởng đạt 18-20m3/ha/năm. Thủy sản bảo đảm được 25% giống phục vụ nuôi trồng là giống sạch bệnh, có chất lượng cao được sản xuất trong tỉnh; năng suất nuôi trồng hiện tăng 67,4% so với năm 2010.

Ngoài ra, những năm qua, ngành nông nghiệp và các địa phương đã nghiên cứu, chọn tạo thành công một số giống lúa lai, lúa thuần cho năng suất, chất lượng cao và 2 giống mía mới; ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô để nhân giống mía, hoa đồng tiền, hoa lan, bưởi Luận Văn..., phục tráng các giống cây đặc sản. Ứng dụng thành công công nghệ thụ tinh nhân tạo bằng tinh phân giới và phối giống cho khoảng 40.000 bò cái nền có chửa hàng năm; nuôi giữ đàn lợn giống ông, bà; hàng năm sản xuất được khoảng 12.000 lợn cái hậu bị cấp bố, mẹ, cung cấp con giống đạt kỹ thuật cho người chăn nuôi. Trong lâm nghiệp đã ứng dụng thành công công nghệ nuôi cấy mô để nhân rộng một số loài cây lâm nghiệp, như: Keo lai, ba kích, lan gấm; nghiên cứu, khảo nghiệm một số loài cây gỗ rừng tự nhiên mọc nhanh, cây đa tác dụng, cây quý hiếm, như: Vạng trứng, ràng ràng mít, quế Thanh, lim xanh để bổ sung cho nguồn giống phục vụ trồng rừng gỗ lớn thâm canh. Tuyển chọn được 553 cây mẹ giống lâm nghiệp, gồm: Xoan ta, trang, bần chua, quế, ràng ràng mít, giổi ăn hạt... Trong lĩnh vực thủy sản, các đơn vị sản xuất giống đã tiếp nhận và làm chủ công nghệ điều khiển giới tính để sản xuất giống cá rô phi đơn tính đực, công nghệ sản xuất tôm sú, cua xanh, cá lăng chấm, hầu Thái Bình Dương, ngao Bến Tre...

Kết quả trên là nền tảng để tỉnh ta tiếp tục thực hiện mục tiêu nâng cao năng lực hệ thống nghiên cứu, chọn tạo, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, sản xuất, cung ứng giống cây trồng, vật nuôi theo hướng CNH, HĐH, tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững.

Bài và ảnh: Tiến Xuân


Bài Và Ảnh: Tiến Xuân

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]