(Baothanhhoa.vn) - Hiện nay, trên địa bàn tỉnh, diện tích các loại cây ăn quả ngày càng được mở rộng, mẫu mã, chất lượng sản phẩm cũng ngày một nâng cao. Trong đó, những loại cây trồng mang tính đặc trưng theo vùng trên địa bàn tỉnh, như: cam, bưởi, nhãn, chuối... đang được phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa. Toàn tỉnh hiện có gần 22.000 ha cây ăn quả các loại; trong đó, có hơn 7.000 ha được trồng tập trung, quy mô lớn. Cơ cấu giống cây ăn quả khá đa dạng, nhóm cây có múi gần 2.600 ha, dứa 3.330 ha, chuối các loại 1.117 ha, nhãn và vải gần 3.000 ha...

Kết quả bước đầu từ chuyển giao giống cây ăn quả đặc sản

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh, diện tích các loại cây ăn quả ngày càng được mở rộng, mẫu mã, chất lượng sản phẩm cũng ngày một nâng cao. Trong đó, những loại cây trồng mang tính đặc trưng theo vùng trên địa bàn tỉnh, như: cam, bưởi, nhãn, chuối... đang được phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa. Toàn tỉnh hiện có gần 22.000 ha cây ăn quả các loại; trong đó, có hơn 7.000 ha được trồng tập trung, quy mô lớn. Cơ cấu giống cây ăn quả khá đa dạng, nhóm cây có múi gần 2.600 ha, dứa 3.330 ha, chuối các loại 1.117 ha, nhãn và vải gần 3.000 ha...

Kết quả bước đầu từ chuyển giao giống cây ăn quả đặc sảnGiống cây ăn quả đặc sản hồng xiêm ruột đỏ được trồng tại xã Đông Ninh (Đông Sơn).

Để phát triển diện tích trồng cây ăn quả theo hướng hàng hóa, có các sản phẩm đặc trưng, mang thương hiệu riêng của tỉnh. Đồng thời, chọn lọc được loại giống cây ăn quả chất lượng, phù hợp với điều kiện canh tác của tỉnh, từ đó làm tiền đề để xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị cho diện tích trồng cây ăn quả, những năm qua, ngành nông nghiệp đã cùng với chính quyền các địa phương lựa chọn, khảo nghiệm và chuyển giao một số giống cây ăn quả đặc sản đưa vào trồng.

Là đơn vị tiên phong trong công tác nghiên cứu, khảo nghiệm các giống cây trồng mới đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, ngay từ năm 2013, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học - kỹ thuật giống cây trồng nông nghiệp Thanh Hóa, nay là Trung tâm Nghiên cứu, khảo nghiệm và dịch vụ cây trồng, thuộc Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã khảo nghiệm và chuyển giao các loại cây ăn quả đặc sản đưa vào trồng trên địa bàn tỉnh. Theo đó, trung tâm đã chuyển giao cho một số hộ dân xã Xuân Trường (Thọ Xuân) đưa vào trồng 1.000 gốc cam Vinh, 1.000 gốc cam Canh, 500 gốc bưởi Luận Văn, bưởi da xanh và bưởi Diễn, 300 gốc chanh Đào. Đến nay, sau 8 năm, toàn bộ diện tích giống cây ăn quả đặc sản nói trên đều cho năng suất, chất lượng tốt. Điều đáng nói, do được chuyển giao giống cây và kỹ thuật canh tác theo tiêu chuẩn, nên toàn bộ diện tích đã được chứng nhận VietGAP. Nhờ đó, sản phẩm có cơ hội vào các cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn, được người tiêu dùng tin tưởng, lựa chọn, giá cao hơn khoảng 30% so với sản phẩm được trồng đại trà.

Quả quýt hôi (hay còn gọi là quýt hoi) có vị ngọt thanh, thơm mát đặc trưng. Vỏ quýt còn được sử dụng để trị bệnh ho, lá làm nguyên liệu cho một số món ăn có vị thơm đặc trưng và được xem là loại cây đặc sản của huyện Bá Thước. Tuy nhiên, do chủ yếu mọc tự nhiên, xen lẫn với nhiều loại cây khác trong rừng, không được chăm sóc, nên chỉ được xem là cây mọc dại, một thời gian dài bị người dân lãng quên. Khoảng 5 năm trở lại đây, trong quá trình lựa chọn, phát triển các sản phẩm đặc trưng, giống cây đặc sản này đã được huyện Bá Thước quan tâm phục tráng, phát triển trở thành cây hàng hóa. Theo đó, huyện đã phối hợp với Viện Thổ nhưỡng nông hóa, thuộc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, lai tạo, nhân giống và chuyển giao quy trình trồng, chăm sóc cây quýt hôi theo hướng hàng hóa cho người dân huyện Bá Thước. Sau nhiều năm chuyển giao và nhân rộng, đến nay, huyện Bá Thước đã phát triển được gần 30 ha cây quýt hôi được trồng theo hướng hàng hóa, tập trung tại các xã: Ban Công, Thành Sơn, Thành Lâm, Cổ Lũng, Lũng Cao, Lũng Niêm. Sản phẩm quýt hôi được Công ty TNHH Puluong Cuisine thu mua, tách vỏ để chế biến thành trà. Cây quýt hôi hiện đang được huyện Bá Thước định hướng xây dựng, phát triển để trở thành sản phẩm OCOP.

Theo tổng hợp của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, hiện nay trên địa bàn tỉnh đã chuyển giao, phát triển được một số loại cây đặc sản, như: quýt hôi, quýt vòi, xoài Mường Lát, mắc ca, thanh long, bưởi Diễn tôm xanh, bưởi Diễn tôm vàng, cam Vinh, táo đào vàng, hồng xiêm ruột đỏ, hồng xiêm không hạt... Hầu hết các loại cây đặc sản này nếu được trồng, chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật sẽ đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao. Thế nhưng, yếu tố quan trọng nhất để phát triển bền vững giống cây đặc sản là phải giữ được hương vị đặc trưng, nguyên bản. Do đó, chi cục khuyến cáo các địa phương và bà con nông dân, trước khi đưa các loại cây đặc sản vào trồng, cần có sự nghiên cứu, đánh giá, so sánh sự phù hợp của các chỉ tiêu về thổ nhưỡng, nguồn nước, điều kiện khí hậu đối với từng loại cây của các đơn vị chuyên môn.

Bài và ảnh: Tiến Xuân



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]