(Baothanhhoa.vn) - Xác định phát triển công nghiệp nông thôn (CNNT) là một trong những giải pháp hữu hiệu thúc đẩy kinh tế - xã hội, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Chính vì vậy, những năm qua, huyện Thọ Xuân đã căn cứ vào lợi thế của địa phương, chú trọng thực hiện lồng ghép nguồn lực từ nhiều chương trình, dự án để hỗ trợ những ngành nghề, sản phẩm chủ lực đầu tư, phát triển sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Thọ Xuân chú trọng phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn

Xác định phát triển công nghiệp nông thôn (CNNT) là một trong những giải pháp hữu hiệu thúc đẩy kinh tế - xã hội, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Chính vì vậy, những năm qua, huyện Thọ Xuân đã căn cứ vào lợi thế của địa phương, chú trọng thực hiện lồng ghép nguồn lực từ nhiều chương trình, dự án để hỗ trợ những ngành nghề, sản phẩm chủ lực đầu tư, phát triển sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Huyện Thọ Xuân chú trọng phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn

Nghề mộc đang trở thành nghề kinh tế mũi nhọn của người dân xã Thuận Minh.

Theo đánh giá của UBND huyện Thọ Xuân, ngoài những sản phẩm công nghiệp thế mạnh, sản phẩm CNNT trên địa bàn huyện là hội tụ tinh túy của các nghề truyền thống. Do đó, với bề dày về văn hóa, lịch sử, những sản phẩm này luôn mang đặc trưng riêng, từng bước khẳng định được vị thế trên thị trường. Trên địa bàn huyện còn một số nghề đang tồn tại và phát triển tốt, với hệ thống sản phẩm chất lượng được thị trường đánh giá cao, như: nghề làm bánh lá răng bừa xã Xuân Lập; nghề làm nem nướng thị trấn Thọ Xuân; nghề làm nem, giò chả tại xã Xuân Bái, nghề làm miến, xay xát lương thực tập trung tại các xã Nam Giang, Phú Xuân; nghề làm nón xã Thọ Lộc; nghề làm đồ gỗ tại các xã Thuận Minh, Xuân Bái, Nam Giang, Thọ Diên, Xuân Lập, Tây Hồ, Bắc Lương... Trong đó, có 3 sản phẩm là bánh gai Lâm Thắm, kẹo lạc và kẹo gạo lức Đức Giang được UBND tỉnh công nhận là sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp tỉnh năm 2019.

Từ một hộ sản xuất nhỏ, đến nay thương hiệu kẹo lạc, kẹo gạo lức Đức Giang đã tạo được danh tiếng và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong, ngoài nước. Ông Dương Văn Giang, Giám đốc Công ty TNHH Đức Giang, xã Phú Xuân, cho biết: Với mong muốn đưa sản phẩm truyền thống của địa phương vươn lên tầm cao mới, công ty đã đầu tư mua 1 máy sấy thăng hoa, 1 máy cắt, 2 dây chuyền đóng túi tự động... nên tỷ lệ pha trộn ổn định, chất lượng sản phẩm bảo đảm, giữ được hương vị và sản phẩm bảo quản được lâu hơn. Hằng năm, công ty cung cấp cho thị trường khoảng 30 tấn kẹo lạc, hơn 20 tấn kẹo gạo lức, doanh thu bình quân đạt khoảng 3 tỷ đồng/năm. Đến nay, sản phẩm kẹo lạc Đức Giang và kẹo gạo lức Đức Giang đã xuất hiện tại thị trường của 30 tỉnh, thành phố trong nước và xuất khẩu gián tiếp sang nước Lào. Nhờ đặt chữ tín, chất lượng lên hàng đầu nên Công ty TNHH Đức Giang đã tạo được vị thế vững chắc. Năm 2019, 2 sản phẩm của công ty được công nhận đạt chất lượng 3 sao sản phẩm OCOP cấp tỉnh và nằm trong 22 sản phẩm CNNT tiêu biểu tỉnh Thanh Hóa. Hiện tại, trên địa bàn xã Phú Xuân còn hơn 20 hộ làm nghề kẹo lạc thường xuyên, tạo việc làm cho khoảng 60 lao động, thu nhập bình quân đạt 3 triệu đồng/người/tháng.

Bên cạnh kẹo lạc, kẹo gạo lức, nghề mộc truyền thống cũng là một trong những ngành nghề CNNT mang lại doanh thu lớn, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Theo thống kê của UBND huyện, hiện nay, nghề mộc được duy trì và phát triển tại 8/30 xã, thị trấn, mang lại giá trị kinh tế khoảng 60 tỷ đồng/năm, tạo việc làm cho hơn 600 lao động, với thu nhập trung bình từ 4 - 5 triệu đồng/người/tháng.

Ông Lê Đình Hảo, Phó trưởng Phòng Kinh tế hạ tầng, UBND huyện Thọ Xuân, cho biết: Bên cạnh việc tiếp tục ưu tiên phát triển các ngành, như: may mặc, giầy da là những ngành công nghiệp tạo việc làm cho nhiều lao động, huyện tiếp tục lựa chọn, phát triển những sản phẩm CNNT mang tính truyền thống, như: kẹo lạc xã Phú Xuân, đồ gỗ xã Thuận Minh, nón lá xã Thọ Lộc... Do đó, để thúc đẩy CNNT phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới, huyện tiếp tục khôi phục, phát triển các ngành nghề, nghề truyền thống, làng nghề; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư công nghệ sản xuất, cải tiến mẫu mã nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao giá trị kinh tế trong sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, hỗ trợ, duy trì các sản phẩm CNNT đã được công nhận phát triển theo chiều sâu; đẩy mạnh các hoạt động thương mại nhằm quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, hướng tới xuất khẩu một số sản phẩm có tiềm năng. Đi đôi với đó, thông qua các chương trình, dự án, huyện sẽ thực hiện lồng ghép nguồn kinh phí nhằm khuyến khích các cơ sở sản xuất CNNT ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến, nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Bài và ảnh: Lê Thanh


Bài và ảnh: Lê Thanh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]