(Baothanhhoa.vn) - Trên cơ sở phân tích, đưa ra những hạn chế về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) trong những năm qua, năm 2021, huyện Thiệu Hóa xây dựng, đề ra kế hoạch, nhiệm vụ PCTT&TKCN trên địa bàn. Nhiệm vụ PCTT&TKCN đã được các phòng, ban của huyện, các xã, thị trấn và các đơn vị có liên quan trên địa bàn triển khai thực hiện nghiêm túc, sát với tình hình thực tế.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Thiệu Hóa với công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Trên cơ sở phân tích, đưa ra những hạn chế về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) trong những năm qua, năm 2021, huyện Thiệu Hóa xây dựng, đề ra kế hoạch, nhiệm vụ PCTT&TKCN trên địa bàn. Nhiệm vụ PCTT&TKCN đã được các phòng, ban của huyện, các xã, thị trấn và các đơn vị có liên quan trên địa bàn triển khai thực hiện nghiêm túc, sát với tình hình thực tế.

Huyện Thiệu Hóa với công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Tàu thuyền hoạt động trên sông Chu đoạn qua huyện Thiệu Hóa.

Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Thiệu Hóa, qua khảo sát, huyện đánh giá hệ thống công trình PCTT trên địa bàn hiện đã được tu bổ nâng cấp; tuy nhiên, vẫn còn những ẩn họa khó l­ường, nhất là mạch đùn, mạch sủi, các đoạn đê sát sông, cống dưới đê và tuyến đê mới được tu bổ nhưng chưa được thử thách qua mưa lũ và cần phải theo dõi chặt chẽ... Đê hữu sông Dừa, đa số vừa nhỏ, vừa thấp, đê chưa đủ khả năng chống lũ; các cống tiêu dưới đê xây dựng đã lâu, chủ yếu bằng đá, đã xuống cấp nghiêm trọng, cần được tu sửa, nâng cấp... Trạm bơm tiêu Thái Ninh hiện đã được đầu tư xây dựng xong, nhưng vẫn chưa đấu nối vào lưới điện để vận hành công trình. Đi đôi với đó, qua tổng kiểm tra, đánh giá của huyện, hiện nay lượng vật tư dự trữ phòng chống PCTT&TKCN còn sử dụng được và dự trữ tại kho gồm có 48.400 bao bì, 256 vồ sàm, 6.900m2 vải bạt các loại, 4.249 rọ tre và thép, 23.546 cọc tre, 827 áo phao cứu nạn, 3 xuồng các loại, nhà bạt 4 cái.

Theo cảnh báo của cơ quan chức năng, năm 2021 tình hình thiên tai vẫn diễn biến phức tạp, bất thường và khó dự báo. Huyện đã kiện toàn bộ máy ban chỉ huy PCTT&TKCN; trong đó chú trọng việc xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch PCTT có tính khả thi cao, phân công rõ nhiệm vụ cụ thể từng thành viên ban chỉ huy. Các xã, thị trấn, các đơn vị trên địa bàn huyện cũng đã tổng kết công tác PCTT&TKCN năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021. Trong đó chú trọng xây dựng phương án di dân một cách chi tiết, chủ động và có tính khả thi cao đối với các trường hợp di dời dân ở vùng ngoại đê theo mực nước báo động. Trong mùa mưa, bão, ban chỉ huy PCTT&TKCN các cấp phân công lực lượng bảo đảm chế độ thường trực 24/24 giờ, kể cả các ngày nghỉ, lễ. Ngoài ra, các xã, thị trấn có phương án về lực lượng để chủ động xử lý tình huống cao nhất ở đơn vị mình và thực hiện chi viện khi có lệnh điều động của cấp có thẩm quyền; lực lượng tuần tra canh gác đê, cứu hộ và cứu nạn có danh sách trích ngang báo cáo về Ban Chỉ huy Quân sự huyện. Đi đôi với đó, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện yêu cầu các xã, thị trấn phải hoàn thành chỉ tiêu vật tư dự trữ; trong đó, đối với tre cây, các xã phải tập kết tại kho được tối thiểu 10% số lượng, số còn lại phải có hợp đồng cung ứng và bảo đảm sử dụng theo đúng kế hoạch về số lượng, cũng như thời gian được phê duyệt. Ngoài ra, các xã, thị trấn, các đơn vị, từng hộ gia đình có kế hoạch dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm để sử dụng trong những ngày bão lũ từ 2-3 ngày. Chuẩn bị máy phát điện, đèn, bình ắc quy bảo đảm ánh sáng phục vụ cho thường trực và chỉ huy, ứng phó các tình huống sự cố ban đêm khi bị mất điện lưới... Để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của Nhân dân trên địa bàn, UBND huyện thống nhất chủ trương và giao cho Ban Chỉ huy Quân sự huyện chủ trì phối hợp với các phòng, ban của huyện, đơn vị có liên quan trên địa bàn thực hiện nhiệm vụ. Ở các xã, thị trấn, mỗi đơn vị thành lập 1 đội xung kích TKCN do đồng chí chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự xã làm đội trưởng. UBND huyện giao cho các đơn vị rà soát phương án tiêu úng; đồng thời, kiểm tra và phối hợp với các xã, thị trấn giải tỏa triệt để các cản trở, ách tắc trên các trục tiêu; khắc phục những tồn tại, hư hỏng, bảo dưỡng, vận hành các cống qua đê và vận hành thử các trạm bơm tiêu úng. Để chuẩn bị tốt trước mùa mưa, lũ năm 2021, UBND huyện yêu cầu các phòng, ban của huyện, UBND các xã, thị trấn tập trung làm tốt công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, phối hợp với chủ đầu tư công trình đang triển khai trên địa bàn đôn đốc nhà thầu thi công bảo đảm tiến độ.

Đồng chí Hoàng Anh Tuấn, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thiệu Hóa, cho biết: UBND huyện, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện, giao cho các phòng, ban, các đơn vị có liên quan của huyện, các xã, thị trấn, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, triển khai thực hiện có hiệu quả công tác PCTT&TKCN trên địa bàn, cũng như tại cơ quan, đơn vị. Theo đó, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực, tham mưu cho Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện và thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, đôn đốc các xã, thị trấn, các phòng, ban có liên quan của huyện, lập phương án, chuẩn bị vật tư, triển khai phương án PCTT&TKCN trên địa bàn, nhất là công tác ứng phó với bão, lũ và thiên tai. Đồng thời, phối hợp với Văn phòng HĐND và UBND huyện, Phòng Tài chính - Kế hoạch bảo đảm hoạt động chỉ đạo, điều hành của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện; thường trực chỉ huy, kiểm tra ứng phó khi có tình huống và dự phòng kinh phí để sẵn sàng cứu trợ khi thiên tai phức tạp xảy ra. Phòng Kinh tế và Hạ tầng, chủ trì, phối hợp với Công an huyện, hạt quản lý đê, các xã, thị trấn xây dựng phương án tổ chức quản lý các phương tiện cơ giới giao thông đường bộ, đường thủy, thống nhất địa điểm neo đậu các phương tiện vận tải đường thủy khi có bão lũ; bảo đảm huy động được ngay để phục vụ công tác cứu hộ và TKCN. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các phòng, ban có liên quan của huyện, như: Hội Chữ thập đỏ, Ban Chỉ huy Quân sự huyện, Công an huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Y tế, các xã, thị trấn, xây dựng kế hoạch cứu trợ, khắc phục ô nhiễm môi trường sau thiên tai... Ban Chỉ huy Quân sự huyện, chủ trì phối hợp với các phòng, ban có liên quan của huyện kiểm tra các chỉ tiêu về lực lượng của các xã, thị trấn và thực hiện công tác TKCN, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra trên địa bàn. Đồng thời, xem xét khả năng của lực lượng trên địa bàn để xin điều động, chi viện của cấp trên khi có tình huống đặc biệt về thiên tai xảy ra. UBND các xã, thị trấn, tổ chức thực hiện nhiệm vụ PCTT&TKCN trên địa bàn theo đúng phương án đã được phê duyệt, nhất là phương châm 4 tại chỗ. Các trường học, bệnh viện, tổng kho, các trạm xăng dầu... trên địa bàn tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình quản lý tài sản, xây dựng phương án của đơn vị mình và có phương án phối hợp với các xã, thị trấn bảo đảm an toàn tài sản khi có bão, lũ xảy ra. Đồng thời, khi có bão gần hoặc mưa to, phân công lãnh đạo và cán bộ, công nhân viên thường trực tại cơ quan 24/24 giờ để thực hiện phương án PCTT và chi viện ứng cứu khi có lệnh điều động của cấp có thẩm quyền.

Bài và ảnh: Xuân Hùng


Bài và ảnh: Xuân Hùng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]