(Baothanhhoa.vn) - Huyện Thạch Thành triển khai quy hoạch phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp (CN - TTCN) trên địa bàn nhằm thu hút đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động. Đồng thời, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm; bảo đảm an sinh xã hội, an ninh trật tự trên địa bàn, tăng thu ngân sách Nhà nước, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát ...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Thạch Thành quy hoạch phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, đẩy mạnh thu hút đầu tư

Huyện Thạch Thành triển khai quy hoạch phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp (CN - TTCN) trên địa bàn nhằm thu hút đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động. Đồng thời, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm; bảo đảm an sinh xã hội, an ninh trật tự trên địa bàn, tăng thu ngân sách Nhà nước, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Nghề mộc ở xã Thành Hưng tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động.

Để phát triển CN – TTCN trên địa bàn, huyện Thạch Thành xác định tập trung huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật các khu CN, cụm CN trên địa bàn theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với Khu CN Vân Du, quy hoạch chung diện tích 216 ha; trong đó, xây dựng quy hoạch chi tiết 50 ha Cụm CN Vân Du tại xã Thành Tâm và thu hút đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng kỹ thuật với số vốn khoảng 50 tỷ đồng (vốn ngân sách Nhà nước 30 tỷ đồng, vốn doanh nghiệp 20 tỷ đồng). Định hướng quy hoạch phát triển các dự án CN tại khu vực này, như: Đường mía, men vi sinh, phân bón, may mặc, dệt kim, giày da, rượu bia, bánh kẹo, nước giải khát, chế biến nông - lâm sản... Huyện Thạch Thành định hướng, duy trì ổn định sản xuất của Nhà máy đường mía Việt Nam - Đài Loan, Nhà máy men vi sinh, bảo đảm bình quân hàng năm có 67.000 tấn đường, 1.500 tấn men vi sinh, 26.800 tấn rỉ mật; Nhà máy S&H Vina, với 15 triệu sản phẩm/năm; nâng cấp dây chuyền sản xuất rượu dứa Hoàng Gia lên 50.000 lít/năm ở xã Thành Vân; xây dựng nhà máy sản xuất phân bón tại thị trấn Vân Du, vốn đầu tư khoảng 20 tỷ đồng, công suất 50.000 tấn/năm... Đối với Khu CN Thạch Quảng, quy hoạch chung diện tích 150 ha, kêu gọi đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng kỹ thuật với số vốn khoảng 40 tỷ đồng. Định hướng quy hoạch phát triển các dự án CN, như: Chế biến gỗ, tinh chất từ nghệ, chế biến thực phẩm, sữa, thuốc đông dược, sản xuất phân bón, vật liệu xây dựng, chế biến kim loại màu, giày da, dịch vụ cơ khí, sửa chữa... Đối với Cụm CN Đồng Khanh, tiếp tục nghiên cứu lập quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết 1/500 diện tích khoảng 30 ha để làm cơ sở thu hút vốn đầu tư; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật ban đầu, số vốn khoảng 20 tỷ đồng. Đồng thời, huyện luôn quan tâm đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh; tạo điều kiện thuận lợi để thành lập mới doanh nghiệp. Đến hết tháng 9–2018, trên địa bàn huyện có 270 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh; doanh thu 9 tháng đầu năm đạt hơn 2.210 tỷ đồng; tạo việc làm cho 12.000 lao động, thu nhập bình quân hơn 4,5 triệu đồng/người/tháng.

Đi đôi với phát triển CN, huyện Thạch Thành thực hiện rà soát quỹ đất tại các xã, thị trấn để lập quy hoạch xây dựng các khu sản xuất TTCN tập trung; phấn đấu đến năm 2020, xây dựng 4 khu sản xuất TTCN tập trung tại các xã Thành Hưng, Thành Kim, Thành Vinh và Thạch Cẩm. Đồng thời, huyện xây dựng cơ chế chính sách khôi phục các nghề truyền thống, hỗ trợ phát triển các nghề hiện có và du nhập các nghề mới vào địa bàn, nhằm tạo việc làm và thu nhập cho người lao động. Khôi phục nghề dệt thổ cẩm tại các xã Thạch Lâm, Thạch Tượng, Thành Mỹ, Thành Yên. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, máy móc, nhà xưởng để phát triển nghề sửa chữa cơ khí phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân. Trong đó, tập trung phát triển các nghề gia công kim loại tại thị trấn Kim Tân và các xã Vân Du, Thạch Quảng; sửa chữa máy nông cụ, ô tô, xe máy, máy nổ, gò hàn tại các xã trên địa bàn huyện. 9 tháng đầu năm 2018, giá trị sản xuất TTCN của huyện đạt hơn 300 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 700 lao động, thu nhập bình quân đạt 3,5 triệu đồng/người/tháng.

Đồng chí Lê Quang Điệp, Trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng, UBND huyện Thạch Thành, cho biết: Trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch phát triển CN–TTCN, huyện khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức hội chợ, triển lãm trên địa bàn mỗi năm 1 lần trở lên nhằm tăng cường giao lưu, trao đổi hàng hóa phục vụ tốt nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Đồng thời, tích cực tham gia các hội chợ triển lãm, hội nghị xúc tiến thương mại và đầu tư trong nước và nước ngoài để quảng bá hàng hóa, tìm kiếm đối tác thương mại, đối tác đầu tư, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển và tiêu thụ hàng hóa.

Huyện tiếp tục rà soát, định hướng phát triển các vùng nguyên liệu tập trung phục vụ sản xuất CN-TTCN. Trong đó, tập trung phát triển vùng mía, lúa, ngô, dứa, cao su, lâm sản, tre, luồng, nghệ, cây dược liệu, hoa quả... bảo đảm cung cấp đủ nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp. Đồng thời, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo mô hình trang trại tập trung, quy mô lớn để tạo nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến. Nâng cao chất lượng hoạt động của các HTX dịch vụ nông nghiệp để tạo sự liên doanh, liên kết chặt chẽ giữa HTX với doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản. Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý Nhà nước về lĩnh vực công nghiệp, thương mại; cán bộ quản lý cho doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất nhằm nâng cao năng lực quản lý, điều hành phát triển sản xuất, kinh doanh. Đa dạng hóa các hình thức đào tạo, dạy nghề; khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề thuộc lĩnh vực CN-TTCN. Tiếp tục đầu tư hiện đại hóa cơ sở vật chất của Trường Trung cấp nghề Thạch Thành để nâng cao năng lực đào tạo nghề. Tăng cường liên kết với các cơ sở đào tạo nghề trong nước để mở rộng quy mô đào tạo nghề, khuyến khích các doanh nghiệp cùng tham gia đào tạo công nhân có tay nghề cao gắn với bố trí việc làm sau đào tạo, phấn đấu mỗi năm đào tạo được 1.500 - 2.000 công nhân kỹ thuật phục vụ phát triển CN-TTCN trên địa bàn. Có cơ chế, chính sách hỗ trợ các nghệ nhân để khôi phục các nghề truyền thống, nhân cấy nghề mới cho người lao động trên địa bàn. Tạo điều kiện cho các hội ngành nghề được hình thành, hoạt động và phát triển nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp. Cung cấp thông tin, tìm kiếm đối tác kinh doanh; giới thiệu quảng bá các sản phẩm... nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất CN–TTCN trên địa bàn. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tạo điều kiện hỗ trợ các cơ sở tiếp cận với các thị trường tiềm năng, liên kết để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài tỉnh. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, quảng bá hình ảnh, áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng phù hợp để nâng cao tính cạnh tranh, mở rộng thị trường. Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư phát triển CN-TTCN. Huyện Thạch Thành phối hợp với các sở, ngành, các đơn vị có liên quan của tỉnh, đồng thời chỉ đạo các phòng, đơn vị trực thuộc tăng cường theo dõi, quan trắc, đo đạc và quản lý các chỉ tiêu môi trường; khuyến khích ngăn chặn ô nhiễm từ nguồn và áp dụng công nghệ sạch, công nghệ thân thiện với môi trường theo quy định. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, cương quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.


Bài và ảnh: Xuân Cường

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]