Bên cạnh nguồn vốn từ Trung ương, những năm qua, huyện Nông Cống đã quan tâm cân đối nguồn vốn từ ngân sách địa phương qua Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện (NHCSXH Nông Cống) để bổ sung vốn cho vay hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. Nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác là nguồn lực đáng kể để phục vụ nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Nông Cống: Nguồn vốn ủy thác địa phương tạo động lực giúp người dân thoát nghèo

Bên cạnh nguồn vốn từ Trung ương, những năm qua, huyện Nông Cống đã quan tâm cân đối nguồn vốn từ ngân sách địa phương qua Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện (NHCSXH Nông Cống) để bổ sung vốn cho vay hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. Nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác là nguồn lực đáng kể để phục vụ nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Huyện Nông Cống: Nguồn vốn ủy thác địa phương tạo động lực giúp người dân thoát nghèo

Cán bộ NHCSXH Nông Cống kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay tại xã Tế Thắng.

Gia đình anh Trần Bá Tiến, thôn Giáp Mai, xã Tế Thắng là một trong những hộ tiêu biểu sử dụng hiệu quả nguồn vốn ủy thác của địa phương qua NHCSXH Nông Cống. Trước đây, gia đình anh thuộc hộ nghèo, năm 2013, được tạo điều kiện vay 30 triệu đồng của NHCSXH và đầu tư phát triển chăn nuôi. Nhờ đầu tư có hiệu quả, năm 2017, gia đình anh đã thoát nghèo và đã trả hết nợ cho ngân hàng. Đến năm 2018, gia đình anh tiếp tục làm hồ sơ và được ngân hàng cho vay 80 triệu đồng chương trình giải quyết việc làm để đầu tư mở cơ sở thu mua phế liệu. Hiện, gia đình anh Tiến đang tạo việc làm cho 5 lao động với thu nhập bình quân 5 triệu đồng/người/tháng, trung bình mỗi năm gia đình anh có thu nhập từ cơ sở tái chế phế liệu gần 200 triệu đồng.

Thực hiện chủ trương huy động nguồn lực cho tín dụng chính sách xã hội, mặc dù còn khó khăn về thu ngân sách, song từ năm 2016 đến nay, huyện Nông Cống đã cấp ủy thác qua NHCSXH Nông Cống cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay đạt 1 tỷ 939 triệu đồng, riêng năm 2019 là 900 triệu đồng. Bên cạnh đó, hàng năm, Huyện ủy đã chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH Nông Cống và các tổ chức hội, đoàn thể làm ủy thác cho vay, tăng cường kiểm tra, giám sát và đôn đốc việc triển khai thực hiện. Cùng với đó, chỉ đạo HĐND huyện tăng cường giám sát việc thực hiện các cơ chế, chính sách đã ban hành, nhất là các chính sách về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Thông qua kiểm tra, giám sát đã phát hiện những hạn chế, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc, qua đó đánh giá và điều chỉnh các giải pháp thực hiện phù hợp với thực tế địa phương.

Ông Lê Xuân Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Nông Cống, Trưởng ban đại diện HĐ QT NHCSXH Nông Cống, cho biết: Xác định nguồn vốn vay ưu đãi có vai trò quan trọng hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Những năm qua, bên cạnh nguồn vốn của Trung ương, UBND huyện đã trích ngân sách ủy thác sang NHCSXH Nông Cống, để cho hộ nghèo vay và các gia đình chính sách vay. Nguồn vốn này chủ yếu cho vay để giải quyết việc làm, phát triển chăn nuôi, buôn bán nhỏ, phát triển ngành nghề... Qua đó, góp phần tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người dân trên địa bàn huyện.

Nguồn vốn vay từ ngân sách địa phương cùng các nguồn của Trung ương và của tỉnh đã giúp diện mạo nông thôn tại các địa phương trên địa bàn huyện Nông Cống có sự thay đổi rõ rệt. Công tác giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đào tạo nghề, giải quyết việc làm đạt được những kết quả quan trọng; tỷ lệ hộ nghèo hằng năm giảm hơn 3%, đời sống vật chất và tinh thần nhân dân tiếp tục được cải thiện. Từ năm 2014 đến nay, nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp hơn 15.000 hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn từ NHCSXH Nông Cống. Có hơn 5.000 hộ vượt qua ngưỡng nghèo; hàng nghìn lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề; hàng trăm lao động được tạo việc làm từ quỹ quốc gia về việc làm; hàng chục nghìn công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (theo quy mô hộ gia đình) đã được xây dựng và cải tạo đạt chuẩn...

Ông Nguyễn Xuân Bình, Giám đốc NHCSXH Nông Cống, cho biết: Có thể khẳng định, bằng nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương đã giúp nhiều hộ dân đầu tư xây dựng mô hình phát triển kinh tế hiệu quả. Đó thực sự là đòn bẩy giúp dân giảm nghèo bền vững, làm giàu chính đáng và giải quyết việc làm cho người dân địa phương. Thời gian tới, đơn vị tiếp tục tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện tốt việc chuyển vốn sang NHCSXH; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để người nghèo tiếp cận nguồn vốn chính sách đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh hiệu quả.

Bài và ảnh: Lương Khánh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]