(Baothanhhoa.vn) - Phát huy lợi thế hai tuyến Quốc lộ 45, 47 qua địa bàn và nằm ở cửa ngõ phía Tây TP Thanh Hóa, thời gian qua, huyện Đông Sơn đã tập trung quy hoạch công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN), tạo thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động. Thực tế cho thấy, CN – TTCN trên địa bàn huyện đã có bước phát triển đáng khích lệ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Đông Sơn quy hoạch, phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

Phát huy lợi thế hai tuyến Quốc lộ 45, 47 qua địa bàn và nằm ở cửa ngõ phía Tây TP Thanh Hóa, thời gian qua, huyện Đông Sơn đã tập trung quy hoạch công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN), tạo thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động. Thực tế cho thấy, CN – TTCN trên địa bàn huyện đã có bước phát triển đáng khích lệ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Công ty CP Thương mại Trường Xuân đầu tư phát triển dịch vụ thương mại tại Cụm công nghiệp Đông Tiến (Đông Sơn).

Thực hiện chương trình phát triển CN - TTCN giai đoạn 2016-2020 đã được Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2015-2020 thông qua, UBND huyện đã ban hành Đề án số 1711/ĐA-UBND ngày 31–12-2015 về phát triển CN – TTCN, giai đoạn 2016-2020 và phân công cụ thể trách nhiệm cho từng phòng, ban, địa phương. Đồng thời, chỉ đạo các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện; ban hành quyết định giao chỉ tiêu cụ thể hàng năm và giai đoạn 2016-2020 cho các đơn vị. Hàng năm, huyện tổ chức sơ kết đánh giá tình hình triển khai thực hiện và kết quả đạt được để đề ra nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới. Theo đó, huyện đã quy hoạch Cụm CN Đông Tiến; các cụm nghề Đông Hoàng, Đông Phú, Đông Thịnh, Đông Quang, Đông Nam... Để thực hiện có hiệu quả quy hoạch và nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương, huyện kêu gọi, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh tại cụm CN, các cụm nghề. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư khai thác, sản xuất, chế biến vật liệu xây dựng; đầu tư sản xuất gạch không nung; các dự án sản xuất, chế biến, bảo quản sau thu hoạch các mặt hàng nông sản, thực phẩm. Huyện tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, đơn vị tập trung khai thác hết công suất và tiếp tục đầu tư chiều sâu để nâng cao năng lực sản xuất của các nhà máy, cơ sở chế biến lâm sản hiện có tại các xã, thị trấn. Phát triển các cơ sở sản xuất cơ khí nhỏ và vừa để bảo đảm sản xuất công cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp. Nâng cao năng lực sản xuất của các cơ sở may công nghiệp hiện có; đồng thời, xúc tiến đầu tư các dự án may mặc có quy mô, công suất lớn. Đi đôi với đó, huyện tập trung phát triển TTCN truyền thống và nghề mới, chú trọng để có sản phẩm xuất khẩu. Phát triển ngành nghề gắn với các sản phẩm du lịch như chế tác đá mỹ nghệ, chế tác đồng mỹ nghệ, nghề mộc mỹ nghệ và các nghề TTCN khác. Đầu tư và hoàn thiện các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật tại cụm CN, các cụm nghề và đầu tư xây dựng thêm 2 điểm CN và 3 cụm nghề mới tại các xã Đông Quang, Đông Nam, Đông Thịnh. Ngoài ra, để góp phần phát triển CN – TTCN, huyện chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền về tiềm năng thế mạnh của địa phương, những ngành nghề, lĩnh vực quan tâm phát triển... Từ tháng 4–2017 đến nay, định kỳ hằng tháng, huyện tổ chức hội nghị gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp; ngoài ra, gặp mặt giữa lãnh đạo huyện với hội đồng hương Đông Sơn đang công tác tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh... Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển CN – TTCN, đến nay, tỷ lệ lấp đầy cụm CN Đông Tiến đạt 100%. Ngoài ra, huyện đã thu hút 3 dự án may mặc có quy mô lớn vào địa bàn tại các xã Đông Ninh, Đông Anh và Đông Tiến (trong đó 2 dự án đã đi vào hoạt động). Đến tháng 11-2018, trên địa bàn huyện Đông Sơn có 488 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho 1.550 lao động và hàng trăm lao động làm việc tại các cơ sở TTCN.

Đi đôi với quy hoạch, phát triển CN – TTCN, huyện Đông Sơn luôn quan tâm, tạo điều kiện để thành lập mới doanh nghiệp trên địa bàn. Huyện phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức 5 lớp bồi dưỡng doanh nhân (cho 300 học viên là các tổng giám đốc, giám đốc, thành viên HĐQT, kế toán doanh nghiệp và các cán bộ quản lý khác của doanh nghiệp) và 2 lớp khởi sự doanh nghiệp (cho 240 học viên là các chủ hộ kinh doanh cá thể, chủ trang trại, học sinh, sinh viên đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, THPT nhưng chưa có việc làm và các đối tượng khác có ý tưởng kinh doanh, khởi nghiệp). Thực hiện chỉ đạo của UBND huyện, các phòng, đơn vị, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao đã tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả về việc phát triển doanh nghiệp mới trên địa bàn. Trên cơ sở danh sách hộ kinh doanh cá thể, huyện đã rà soát, thực hiện vận động, tuyên truyền, thuyết phục các hộ kinh doanh cá thể, có đủ điều kiện thực hiện các thủ tục để thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Chi cục Thuế huyện Đông Sơn thực hiện việc cung cấp đầy đủ thông tin về chính sách thuế, hỗ trợ thực hiện báo cáo tài chính, chế độ kế toán, kê khai nộp thuế đối với các doanh nghiệp mới thành lập; đồng thời, phối hợp với các phòng có liên quan của huyện và UBND các xã, thị trấn tăng cường công tác quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh cá thể, nhất là các hộ sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế; yêu cầu các hộ kinh doanh cá thể có đủ điều kiện (sử dụng thường xuyên 10 lao động trở lên) đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Chính vì vậy, 10 tháng năm 2018, trên địa bàn huyện thành lập mới 77 doanh nghiệp, tăng 2,7% so với kế hoạch; trong đó, 28 doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực CN – xây dựng, 45 doanh nghiệp lĩnh vực thương mại – dịch vụ, 4 doanh nghiệp lĩnh vực nông nghiệp.

Đại diện lãnh đạo UBND huyện Đông Sơn cho biết, huyện tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các giải pháp để phát triển CN – TTCN, trong đó trọng tâm là thu hút đầu tư và thành lập mới doanh nghiệp. Ngoài ra, huyện huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật tại cụm CN, cụm nghề, điểm CN, nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động. Huyện phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ lấp đầy các điểm CN phía Nam đạt 100%, điểm CN phía Tây đạt 70%; thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư, sản xuất, kinh doanh tại điểm CN xã Đông Thịnh, xã Đông Phú... Hàng năm du nhập, nhân cấy từ 1 đến 2 nghề mới; thu hút từ 1 đến 2 dự án CN có quy mô lớn, tạo nhiều việc làm cho người lao động; nâng số lao động làm việc trong khu vực này đạt 8.000 lao động vào năm 2020.


Bài và ảnh: Xuân Hùng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]