(Baothanhhoa.vn) - Với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị và của người dân, công tác giảm nghèo ở xã Ninh Khang, huyện Vĩnh Lộc đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Trong thành quả đó có sự đóng góp quan trọng của dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi bò sinh sản ở xã Ninh Khang

Với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị và của người dân, công tác giảm nghèo ở xã Ninh Khang, huyện Vĩnh Lộc đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Trong thành quả đó có sự đóng góp quan trọng của dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi bò sinh sản ở xã Ninh Khang

Thụ hưởng dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo - chăn nuôi bò sinh sản đã giúp hộ ông Nguyễn Văn Long, bà Trịnh Thị Thảo ở thôn Khang Tân, xã Vĩnh Khang vươn lên thoát nghèo bền vững.

Xã Ninh Khang có 2.662 hộ với 8.908 nhân khẩu sinh sống ở 8 thôn. Lao động trong độ tuổi là 4.487 người, trong đó lao động qua đào tạo là 2.980 người. Nhiều hộ có lao động nhưng lại không có vốn để đầu tư phát triển sản xuất. Năm 2019 được tham gia dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo, xã đã lựa chọn mô hình chăn nuôi bò sinh sản để triển khai thực hiện với 58 hộ thuộc 8 thôn tham gia, trong đó có 30 hộ nghèo và 28 hộ cận nghèo đều là những hộ có số lao động ổn định và thường xuyên tại địa phương. Đồng thời thành lập ban điều hành dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo - chăn nuôi bò sinh sản của xã Ninh Khang, do đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban; đại diện các ban, ngành, đoàn thể và công chức chuyên môn làm thành viên. Các hộ tham gia dự án đều rất phấn khởi, nghiêm chỉnh thực hiện các cam kết với chính quyền cơ sở về nội dung các bước tiến hành để thực hiện dự án hiệu quả nhất.

Ông Trần Quảng Thanh, Phó Chủ tịch UBND xã Ninh Khang, trưởng ban điều hành dự án, cho biết: Dự án có tổng kinh phí đầu tư trên 950 triệu đồng, trong đó nguồn kinh phí được hỗ trợ là 600 triệu đồng, nguồn huy động đóng góp từ Nhân dân trên 380 triệu đồng. Xã đã cấp cho mỗi hộ nghèo là 10 triệu đồng (xã Vĩnh Khang cũ), 10,8 triệu đồng (xã Vĩnh Ninh cũ) và mỗi hộ cận nghèo 8 triệu đồng. Ngoài ra, các hộ còn được hỗ trợ kinh phí làm chuồng, mua thức ăn, thuốc thú y, vật tư, công cụ phát triển chăn nuôi; được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về sản xuất, kinh doanh, chuyển giao kỹ thuật chăm sóc và phòng trị bệnh cho bò. Từ nguồn vốn hỗ trợ kết hợp vốn đối ứng, nhiều hộ đã mua bê, bò giống với số tiền từ 15 đến 17 triệu đồng/con, dưới sự giám sát của ban quản lý dự án nghiệm thu bò tại chuồng chăn nuôi. Đồng thời tổ chức tập huấn hỗ trợ kiến thức chăm sóc và nuôi dưỡng bò; cán bộ thú y hỗ trợ kỹ chăm nuôi, phòng dịch trong quá trình các hộ thực hiện dự án. Theo lộ trình, đến năm 2022 sẽ thực hiện nhân rộng mô hình bằng việc hỗ trợ quay vòng con giống. Ban quản lý dự án sẽ chịu trách nhiệm quản lý và quay vòng con giống đến các hộ khác để nhân rộng mô hình.

Là một trong những hộ nghèo được tham gia dự án, ông Mai Xuân Giao ở thôn Phi Bình, cho biết: Lúc đầu, nghe UBND xã triển khai mô hình dự án chăn nuôi bò sinh sản để có cơ hội phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững; những quyền lợi và điều kiện khi tham gia mô hình, tôi còn rất e ngại, chưa thực sự tin tưởng có thể thoát nghèo, bởi điều kiện gia đình còn nhiều khó khăn. Song, được sự động viên của chính quyền, anh em họ hàng, làng xóm; qua nghe đài, đọc báo, nhận thấy nhiều nơi thoát nghèo từ việc trồng cỏ nuôi bò, sau khi bàn bạc và đi đến thống nhất gia đình tôi quyết định vay mượn thêm tiền của anh em họ hàng làm vốn đối ứng để mua bò giống và đăng ký tham gia dự án. Nhờ được tập huấn hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, cách trồng, chăm cỏ voi, lại thường xuyên được cán bộ nông, lâm, thú y đến kiểm tra tình hình sức khỏe của bò, tiêm phòng dịch đầy đủ và bò được chăm sóc tốt nên phát triển khỏe mạnh. Đến nay bò đẻ được 1 bê con...

Cũng là hộ nghèo được tham gia dự án, gia đình ông Nguyễn Văn Long ở thôn Khang Tân được hỗ trợ 10 triệu đồng, cùng với vốn đối ứng, ông mua được một con bò. Đến nay bò đã sinh sản được 1 con bê. Thêm con giống, gia đình có động lực làm ăn, phát triển đàn bò tăng thu nhập, kinh tế gia đình cũng đã có sự đổi thay đáng kể. Ông Long cho biết: “dự án đã tạo cơ hội để những hộ nghèo, cận nghèo như chúng tôi từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững. Cảm ơn Đảng, Chính phủ đã quan tâm đến người dân nghèo vùng cao. Mong mô hình sẽ được nhân rộng hơn để nhiều đối tượng nghèo, cận nghèo ở các địa phương cùng được hưởng lợi từ dự án”.

Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo - chăn nuôi bò sinh sản của xã Ninh Khang đã góp phần hỗ trợ các hộ nghèo, hộ cận nghèo hướng phát triển kinh tế hộ gia đình. Qua thực hiện mô hình đã nâng cao hiệu quả đầu tư của Nhà nước, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người nghèo, phát triển kinh tế giảm nghèo nhanh và bền vững, góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo ở địa phương. Trong tổng số 58 hộ tham gia dự án, hiện có 24 hộ nghèo, 17 hộ cận nghèo thoát cận nghèo. Năm 2021 toàn xã còn 22 hộ nghèo, 268 hộ cận nghèo, giảm 89 hộ nghèo và 178 hộ cận nghèo so với năm 2019. Thông qua mô hình chăn nuôi bò sinh sản, nhận thức của cấp ủy, chính quyền và người dân về công tác giảm nghèo được nâng lên. Nhiều chi hội, đoàn thể ở địa phương nhận thấy hiệu quả từ mô hình đã áp dụng cho hộ gia đình và chi hội mình. Đồng thời, tích cực tuyên truyền nhân rộng mô hình chăn nuôi bò sinh sản cho các hộ không nằm trong dự án để phát triển kinh tế bền vững trên toàn xã.

Bài và ảnh: Mai Phương


Bài và ảnh: Mai Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]