(Baothanhhoa.vn) - Thực trạng “được mùa, mất giá” đã và đang là nỗi lo của bà con nông dân trước mỗi mùa thu hoạch. Trước khó khăn đó, việc liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm được coi là giải pháp tối ưu để bảo đảm phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, mang lại lợi nhuận cho người nông dân và doanh nghiệp.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả từ liên kết trong sản xuất nông nghiệp

Thực trạng “được mùa, mất giá” đã và đang là nỗi lo của bà con nông dân trước mỗi mùa thu hoạch. Trước khó khăn đó, việc liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm được coi là giải pháp tối ưu để bảo đảm phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, mang lại lợi nhuận cho người nông dân và doanh nghiệp.

Nông dân thôn Phú Đa, xã Phú Lộc (Hậu Lộc) thu hoạch ớt.

Trước đây, xã Phú Lộc (Hậu Lộc) có nhiều diện tích đất bỏ hoang hoặc chỉ sử dụng để trồng một số cây ngắn ngày, hiệu quả kinh tế thấp, khiến người dân không yên tâm sản xuất. Để phát triển sản xuất, UBND xã Phú Lộc đã tập trung triển khai thực hiện nhiều giải pháp; đồng thời, thông qua HTX dịch vụ nông nghiệp để ký hợp đồng với doanh nghiệp thực hiện bao tiêu sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân... Với diện tích đất nông nghiệp 430 ha, xã Phú Lộc ưu tiên phát triển các loại cây trồng chủ lực, như: Khoai tây, ớt xuất khẩu, rau cải chân vịt, đậu tương rau, ngô ngọt, hành lá... Những sản phẩm này được một số doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, như: Công ty CP nông nghiệp Quốc tế An Việt, Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, Công ty TNHH Hoàng Sơn Tùng... Ông Hoàng Văn Sơn, đại diện Công ty TNHH Hoàng Sơn Tùng, cho biết: “Từ năm 2017, doanh nghiệp đã đầu tư ứng trước tiền, vật tư để bà con nông dân trong xã trồng hành lá và thực hiện bao tiêu sản phẩm, với giá 5.800 đến 6.000 đồng/kg”. Ông Trịnh Thanh Tú, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp xã Phú Lộc, cho rằng: “Thời gian qua, mô hình liên kết sản xuất, giữa doanh nghiệp, HTX và người nông dân đã và đang khẳng định những ưu điểm trong phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, việc tiêu thụ sản phẩm thuận lợi hơn. Mỗi năm, trên địa bàn xã, việc liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm đạt khoảng 1.200 tấn/năm và đang có xu hướng tăng dần”.

Với mục tiêu giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, những năm qua, huyện Bá Thước đã triển khai thực hiện có hiệu quả việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, trong đó, chú trọng đưa giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Đồng thời, thu hút doanh nghiệp liên kết với người nông dân để đầu tư phát triển sản xuất, bao tiêu sản phẩm. Anh Trương Văn Hoan, cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bá Thước, cho biết: Hiện nay, cây mía nguyên liệu được xem là cây trồng chủ lực, mang lại hiệu quả kinh tế ổn định cho người dân. Vùng mía nguyên liệu tập trung ở 17 xã, như: Lương Nội, Lương Trung, Lương Ngoại, Tân Lập, Hạ Trung... Để hỗ trợ người dân trong quá trình sản xuất, huyện Bá Thước phối hợp với doanh nghiệp mía đường, hỗ trợ người trồng mía áp dụng cơ giới hóa từng phần; đồng thời, đầu tư xây dựng nhiều công trình kết cấu hạ tầng vùng sản xuất.

Có thể khẳng định, việc liên kết giữa doanh nghiệp, HTX dịch vụ nông nghiệp và người nông dân hiện vẫn được xem là giải pháp tối ưu trong việc tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho người sản xuất. Đây được xem là định hướng lâu dài cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp một cách hiệu quả.


Bài và ảnh: Kim Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]