(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, các địa phương trong tỉnh đã tích cực chuyển đổi diện tích đất trồng lúa năng suất, hiệu quả thấp sang cây trồng khác hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả kinh tế từ chuyển đổi cây trồng

Thời gian qua, các địa phương trong tỉnh đã tích cực chuyển đổi diện tích đất trồng lúa năng suất, hiệu quả thấp sang cây trồng khác hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Hiệu quả kinh tế từ chuyển đổi cây trồng

Người dân xã Hợp Lý (Triệu Sơn) chuyển đổi diện tích đất sản xuất kém hiệu quả sang trồng cây cảnh cho hiệu quả kinh tế cao.

Trước đây, người dân xã Hợp Lý (Triệu Sơn) trồng cây cảnh chủ yếu trong khuôn viên vườn nhà. Những năm gần đây, do nhu cầu thị trường hoa, cây cảnh ngày càng lớn, nhiều hộ dân trong xã đã đầu tư chuyển đổi, cải tạo những diện tích trồng lúa năng suất, hiệu quả thấp sang trồng hoa, cây cảnh. Nhiều mô hình trồng hoa, cây cảnh trên đất sản xuất lúa hiệu quả kinh tế thấp tại xã Hợp Lý cho lợi nhuận khoảng 300 triệu đồng/năm. Ông Hà Xuân Tâm, Chủ tịch UBND xã Hợp Lý, cho biết: Những năm qua, xã đã thực hiện chuyển đổi 100 ha đất trồng lúa năng suất thấp và các cây màu kém hiệu quả kinh tế để xây dựng thành vùng chuyên canh hoa và các loại cây cảnh như đào, quất... Nhiều hộ gia đình còn phát triển trồng cây cảnh, các loại cây bóng mát để cung ứng cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Trong năm 2022, địa phương chuyển đổi thêm 14 ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng quất cảnh và đào... Để tạo điều kiện cho người dân chuyển đổi, UBND huyện Triệu Sơn đã ban hành kế hoạch hỗ trợ người dân mỗi sào đất chuyển đổi 300.000 đồng. Hiện xã Hợp Lý đang triển khai để xây dựng đường giao thông kiên cố ra khu đất chuyển đổi, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sản xuất và tiêu thụ cây cảnh.

Từ năm 2021 đến tháng hết tháng 1-2022, toàn tỉnh đã thực hiện chuyển đổi được 2.174,7 ha đất trồng lúa năng suất, hiệu quả thấp sang cây trồng khác hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản. Trong đó, chuyển sang trồng cây hàng năm 1.445,1 ha (ngô 434 ha, rau 419 ha, cây thức ăn chăn nuôi 90 ha, cây trồng khác 502 ha); cây lâu năm 191 ha (cây ăn quả 128 ha, cây khác 63 ha); trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản 539 ha. Các huyện có diện tích chuyển đổi lớn, như: Triệu Sơn, Thiệu Hóa, Yên Định, Hoằng Hóa, Hậu Lộc... Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa đem lại hiệu quả kinh tế cao, như: mô hình chuyển từ trồng lúa sang trồng 2 vụ ớt – 1 vụ ngô đường tại huyện Hậu Lộc, mô hình trồng dưa lê tại huyện Như Thanh cho thu nhập 160 triệu đồng/ha/năm, gấp 4 lần trồng lúa, mô hình trồng rau tại huyện Nông Cống, mô hình trồng đào cảnh tại huyện Quảng Xương... Xác định việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa là một trong những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng lúa, nhất là những diện tích trồng lúa có hiệu quả kinh tế thấp hơn các loại cây trồng khác. Vì vậy, ngay từ đầu năm 2022, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đôn đốc, hướng dẫn các địa phương đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa kém hiệu quả thông qua kế hoạch sản xuất ngành trồng trọt năm 2022, các phương án sản xuất vụ đông xuân 2021-2022 và vụ thu mùa 2022. Đồng thời, hướng dẫn các địa phương trong tỉnh giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện quy định về chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản. Theo đó, diện tích tối đa được phép hạ thấp mặt bằng để nuôi trồng thủy sản kết hợp trồng lúa là 20% trên tổng diện tích trồng lúa thuộc dự án hoặc phương án chuyển đổi trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản do tổ chức, hộ gia đình cá nhân lập và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Hiện nay, các địa phương đang tích cực tuyên truyền, vận động và phổ biến rộng rãi về mục đích, ý nghĩa, hiệu quả của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác hiệu quả kinh tế cao hơn. Tổ chức lựa chọn giống có năng suất và chất lượng cao, phù hợp điều kiện khí hậu và khả năng chống chịu được sâu bệnh tốt để đưa vào sản xuất. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn quy trình kỹ thuật chăm sóc từng loại cây trồng chuyển đổi cho các hộ dân ứng dụng nhằm tăng hiệu quả sản xuất. Tiếp tục kêu gọi các doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất, cung ứng giống tốt và bao tiêu sản phẩm ổn định cho nông dân.

Bài và ảnh: Lê Hợi


Bài và ảnh: Lê Hợi

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]