(Baothanhhoa.vn) - Thực hiện việc sắp xếp, đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động, các công ty nông, lâm nghiệp trên địa bàn đã quyết liệt, khắc phục các hạn chế, vướng mắc về đất đai, sắp xếp, tổ chức lại mô hình sản xuất, giúp các công ty phát triển ổn định, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả đổi mới, sắp xếp các công ty nông, lâm nghiệp

Thực hiện việc sắp xếp, đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động, các công ty nông, lâm nghiệp trên địa bàn đã quyết liệt, khắc phục các hạn chế, vướng mắc về đất đai, sắp xếp, tổ chức lại mô hình sản xuất, giúp các công ty phát triển ổn định, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Hiệu quả đổi mới, sắp xếp các công ty nông, lâm nghiệpTrung tâm ươm giống công nghệ cao của Công ty TNHH HTV Hồ Gươm – Sông Âm, xã Nguyệt Ấn (Ngọc Lặc).

Trước đây, Công ty TNHH MTV Sông Âm tiền thân là Nông trường Sông Âm, xã Nguyệt Ấn (Ngọc Lặc) hoạt động không hiệu quả, đứng bên bờ vực phá sản, để lại khoản nợ 8,4 tỷ đồng. Một trong những nguyên nhân là do quản lý yếu kém và chậm chuyển đổi doanh nghiệp. Năm 2018, Công ty CP Tập đoàn Hồ Gươm đầu tư, góp vốn vào Công ty TNHH MTV Sông Âm để thành lập Công ty TNHH HTV Hồ Gươm - Sông Âm. Tổng vốn góp điều lệ của Công ty CP Tập đoàn Hồ Gươm vào Công ty TNHH HTV Hồ Gươm - Sông Âm là 35 tỷ đồng. Công ty đã sử dụng toàn bộ lao động hiện có, đối với các trường hợp đủ điều kiện công ty giải quyết nghỉ theo chế độ bảo hiểm xã hội hiện hành. Sau hơn 2 năm đi vào hoạt động, công ty đã đầu tư trồng 27 ha vải thiều không hạt, 5 ha thanh long ruột đỏ; 2 ha bưởi da xanh, nhập 4.000 cây bơ tứ quý từ Israel, nhập 20.000 hạt bơ từ Israel để ươm cây giống, thu hồi 6,2 ha đất để trồng bơ tứ quý, xây dựng 2.000m2 nhà lưới ươm cây giống... và bắt đầu hoạt động có lợi nhuận.

Thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12-3-2014 của Bộ Chính trị khóa XI và Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17-12-2014 của Chính phủ về việc tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp, trên địa bàn tỉnh có 5 công ty nông, lâm nghiệp phải thực hiện sắp xếp, đổi mới, trong đó, Công ty CP Ứng dụng công nghệ cao nông nghiệp và thực phẩm sữa TH góp vốn vào Công ty TNHH MTV Yên Mỹ để thành lập Công ty TNHH HTV Ứng dụng công nghệ cao nông nghiệp và thực phẩm sữa Yên Mỹ; Công ty CP Tập đoàn Hồ Gươm góp vốn vào Công ty TNHH MTV Sông Âm để thành lập Công ty TNHH HTV Hồ Gươm - Sông Âm; Công ty CP Cường Thịnh Bảo Minh góp vốn vào Công ty TNHH MTV Lam Sơn để thành lập Công ty TNHH HTV Lam Sơn; còn lại 2 Công ty Lâm nghiệp Cẩm Ngọc và Công ty Lâm nghiệp Lang Chánh đã xây dựng phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới, trình Chính phủ xem xét, phê duyệt. Sau sắp xếp, đổi mới các công ty có nhiều chuyển biến về phương thức tổ chức quản lý. Nguồn vốn được tăng lên; lao động được sử dụng, chăm lo đời sống, giải quyết chế độ, chính sách theo quy định. Các tồn tại về tài chính được xử lý, tạo tiền đề cho doanh nghiệp sau sắp xếp phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động. Công tác quản lý, sử dụng đất đai trong quá trình sắp xếp thực hiện theo quy định; đã xác định diện tích công ty nông, lâm nghiệp giữ lại sử dụng và diện tích đất giao về địa phương, góp phần giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất, tạo việc làm, sinh kế cho người dân địa phương. Tuy nhiên, trong quá trình đổi mới, sắp xếp các công ty gặp phải một số khó khăn do đất đai đều thực hiện giao khoán ổn định lâu dài cho các hộ, vì vậy để tập trung diện tích đất đai phục vụ sản xuất, kinh doanh theo đề án sắp xếp, đổi mới gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về xử lý quyền, nghĩa vụ trong các hợp đồng giao khoán. Ngoài ra, sau sắp xếp, chuyển đổi các công ty TNHH HTV phải tập trung giải quyết, xử lý các khoản công nợ của công ty cũ để lại...

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp sau đổi mới sắp xếp, các công ty chủ động phối hợp với các ngành có liên quan của tỉnh thực hiện việc rà soát đất đai, cắm mốc ranh giới, phê duyệt phương án sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đồng thời, bàn giao diện tích đất chuyển về địa phương quản lý theo đề án sắp xếp được duyệt, hoàn thành trong năm 2021 và đến năm 2025 phải xử lý dứt điểm các tồn tại về tài chính, đất đai và kinh doanh có lãi, đạt được tiêu chí phổ biến về quản trị doanh nghiệp theo chuẩn mực quốc tế. Tập trung hình thành vùng sản xuất nhằm thực hiện gắn kết vùng nguyên liệu và người dân trong vùng với phát triển công nghiệp chế biến và thị trường; phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và bảo đảm quyền lợi của người lao động. Đối với công ty chưa hoàn thành sắp xếp, đổi mới (Công ty Lâm nghiệp Cẩm Ngọc và Công ty Lâm nghiệp Lang Chánh) tiếp tục triển khai thực hiện các kế hoạch sản xuất, kinh doanh. Thực hiện việc rà soát đất đai, cắm mốc ranh giới, phê duyệt phương án sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; bàn giao diện tích đất chuyển về địa phương quản lý theo đề án sắp xếp được duyệt.

Bài và ảnh: Lê Hợi



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]