(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, các địa phương trong tỉnh đã thực hiện chuyển đổi diện tích đất trũng trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản gắn với trồng trọt, chăn nuôi cho hiệu quả kinh tế cao.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản

Hiệu quả chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản

Mô hình chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng của gia đình anh Lê Văn Lương, xã Nga Trường, huyện Nga Sơn mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Những năm gần đây, các địa phương trong tỉnh đã thực hiện chuyển đổi diện tích đất trũng trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản gắn với trồng trọt, chăn nuôi cho hiệu quả kinh tế cao.

Nhận thấy nhiều diện tích sản xuất nông nghiệp luôn trong tình trạng thiếu nước tưới do tình trạng xâm nhập mặn, ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả kinh tế trong sản xuất, UBND xã Nga Trường (Nga Sơn) đã có chủ trương chuyển đổi toàn bộ ruộng trũng sang nuôi trồng thủy sản. Để khuyến khích người dân tham gia, xã đã tạo điều kiện về hồ sơ, thủ tục và tiếp cận vốn vay, tập huấn kỹ thuật cho người dân. Cũng từ đây, nhiều hộ dân hào hứng đấu thầu xây dựng trang trại, đắp bờ, quy hoạch thành khu nuôi trồng thủy sản và canh tác cây rau màu có giá trị kinh tế cao. Ông Trần Văn Long, Chủ tịch UBND xã Nga Trường, cho biết: Trong thời gian qua, toàn xã đã chuyển đổi được 40 ha đất trũng nhiễm mặn trồng lúa kém hiệu quả cho 30 hộ tham gia đầu tư, cải tạo trang trại kết hợp nuôi trồng thủy sản. Giá trị sản xuất trên đất chuyển đổi bình quân đạt khoảng 150 triệu đồng/ha, gấp nhiều lần so với giá trị trồng trọt. Để tiếp tục phát huy thế mạnh, phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng hàng hóa; địa phương đang tiếp tục kêu gọi đầu tư xây dựng đồng bộ các công trình thủy lợi, công trình điện, cống tưới tiêu, đường giao thông... cho vùng chuyển đổi.

Thực hiện Quyết định số 06/2016/QĐ-UBND, ngày 14-9-2016, về phương án chuyển đổi đất lúa, đất lúa màu, đất màu và đất cói sản xuất hiệu quả thấp sang cây trồng khác, kết hợp nuôi trồng thủy sản và phát triển kinh tế gia trại, trang trại có hiệu quả trên địa bàn huyện Nga Sơn giai đoạn 2016 – 2020, các xã, thị trấn đã chuyển đổi 204,23 ha đất lúa kém hiệu quả sang trang trại tổng hợp và nuôi trồng thủy sản ở các xã Nga Trường, Ba Đình, Nga Văn, Nga Thạch,... Để khuyến khích việc chuyển đổi, huyện đã ban hành nhiều cơ chế hỗ trợ thực hiện cải tạo đất nhiễm mặn cho các địa phương, đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất. Tạo điều kiện thuận lợi về quỹ đất, hệ thống hạ tầng cho các hộ đầu tư thực hiện chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang xây dựng phát triển trang trại tổng hợp và nuôi trồng thủy sản... Những diện tích chuyển sang nuôi trồng thủy sản theo hướng chuyên canh, công nghiệp, lãi bình quân đạt từ 500 đến 700 triệu đồng/ha/vụ. Theo kết quả rà soát, giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020 trên địa bàn huyện Nga Sơn cần chuyển đổi tổng diện tích là 484,26 ha đất lúa, đất lúa màu, đất màu và đất cói sản xuất hiệu quả thấp sang cây trồng khác, kết hợp nuôi trồng thủy sản và phát triển kinh tế gia trại, trang trại. Trong đó, diện tích chuyển đổi từ đất lúa sang trang trại tổng hợp 398,97 ha; đất cói sang trang trại tổng hợp 74,59 ha; đất cói sang nuôi trồng thủy sản 10,7 ha.

Từ chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng đất hợp lý đã góp phần tăng diện tích mặt nước đưa vào nuôi thủy sản, sản lượng nuôi cũng liên tục tăng mạnh. Từ năm 2015 đến 2018, toàn tỉnh đã thực hiện tích tụ, tập trung ruộng đất được 1.648,4 ha đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản với các hình thức tích tụ chủ yếu, gồm: Chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê đất và góp đất hoặc liên kết sản xuất. Sau khi chuyển đổi, thu nhập bình quân của 1 ha đạt từ 150 đến 200 triệu đồng/năm, cao gấp 3 đến 4 lần so với trước đây. Hiện các địa phương đang tiếp tục rà soát các diện tích vùng trũng thấp, khuyến khích người dân dồn điền, đổi thửa, chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản kết hợp với trồng trọt, chăn nuôi. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi thủy sản cũng gặp nhiều khó khăn, như: Một số vùng chuyển đổi có nguồn nước khó khăn; không có hệ thống kênh tưới, tiêu riêng biệt hoặc năng lực của hệ thống tưới tiêu không đáp ứng được yêu cầu sản xuất. Việc tổ chức tiêu thụ các loại sản phẩm còn gặp khó, thị trường tiêu thụ hạn chế. Các sản phẩm chủ yếu được tiêu thụ nội địa, sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu thì thường xuất qua đường tiểu ngạch. Vì vậy, các cấp, ngành có liên quan của tỉnh, UBND các địa phương cần rà soát, đánh giá tình hình chuyển đổi diện tích sản xuất kém hiệu quả sang nuôi thủy sản. Đẩy mạnh công tác khuyến ngư, tăng cường tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ nuôi. Tìm kiếm thị trường tiêu thụ, xây dựng các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển kinh tế thủy sản.

Hải Đăng


Hải Đăng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]