(Baothanhhoa.vn) - Những tháng cuối năm, Sở Công Thương sẽ rà soát, đôn đốc các doanh nghiệp, siêu thị, trung tâm thương mại... trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh thực hiện các chương trình khuyến mại, nhất là với các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan chức năng theo dõi, nắm bắt tình hình cung - cầu, giá cả các loại hàng hóa để có giải pháp bình ổn thị trường phù hợp.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hệ thống bán lẻ kích cầu tiêu dùng cuối năm

Hệ thống bán lẻ kích cầu tiêu dùng cuối năm

Hệ thống siêu thị mini Vinmart tại phường An Hưng, TP Thanh Hóa. Ảnh: Tiến Xuân

Những tháng cuối năm, Sở Công Thương sẽ rà soát, đôn đốc các doanh nghiệp, siêu thị, trung tâm thương mại... trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh thực hiện các chương trình khuyến mại, nhất là với các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan chức năng theo dõi, nắm bắt tình hình cung - cầu, giá cả các loại hàng hóa để có giải pháp bình ổn thị trường phù hợp.

Những tháng đầu năm 2020, dịch bệnh COVID-19, đã tác động tiêu cực đến hoạt động của ngành bán lẻ. Vài tháng trở lại đây, hoạt động kinh doanh của hệ thống bán lẻ đã có phần khởi sắc. Dịp cuối năm là cơ hội để các đơn vị kinh doanh thuộc hệ thống bán lẻ tăng doanh thu. Vì vậy, các siêu thị, cửa hàng trên địa bàn tỉnh đang thực hiện nhiều chương trình kích cầu tiêu dùng nhằm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng đã đề ra trong năm 2020.

Dạo quanh một số hệ thống siêu thị trên địa bàn TP Thanh Hóa, như: Siêu thị Co.opmart, siêu thị Big C, chuỗi siêu thị mini của Vinmart... chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy hàng loạt các chương trình khuyến mãi, giảm giá trên nhiều sản phẩm được áp dụng ngay từ tháng đầu của quý cuối năm. Cùng với việc giảm giá đồng loạt cho các sản phẩm, các siêu thị còn đa dạng các chương trình kích cầu tiêu dùng, như: Giảm giá sản phẩm, tặng quà kèm theo sản phẩm, nhân điểm tích lũy cho các thành viên, bán hàng đồng giá, tăng thời hạn bảo hành sản phẩm với các chính sách hậu mãi tốt. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, năm nay, để phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của người dân sau ảnh hưởng từ dịch bệnh, nhiều siêu thị đã có sự điều chỉnh trong cơ cấu nguồn hàng theo hướng hạn chế các mặt hàng cao cấp có giá thành cao, như rượu, bánh nhập khẩu; đồng thời, tăng tỷ lệ các sản phẩm được sản xuất trong nước với mẫu mã đa dạng, giá cả phù hợp để người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn. Đối với hệ thống cửa hàng bán lẻ, nhiều giải pháp để kích cầu tiêu dùng cũng đã và đang được các chủ cửa hàng áp dụng.

Hệ thống bán lẻ kích cầu tiêu dùng cuối năm

Tiểu thương tại chợ thị trấn Thọ Xuân nhập về nhiều loại hàng quần áo phục vụ nhu cầu tiêu dùng cuối năm của khách hàng.

Chị Đặng Thị Huệ, một tiểu thương tại chợ Tây Thành, phường Tân Sơn, TP Thanh Hóa, cho biết: Chị kinh doanh mặt hàng quần áo thời trang. Năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 khiến sức mua giảm. Để cải thiện doanh thu, chị phải kết hợp bán hàng trực tuyến và thực hiện nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn để thu hút khách hàng, như: Giảm từ 30 đến 50% giá thành cho các sản phẩm lẻ size, giảm giá 5-10% và miễn phí giao hàng khi khách hàng mua từ 2 sản phẩm trở lên; đơn hàng trị giá từ một triệu đồng thì được giảm 100.000 đồng hoặc tặng kèm một sản phẩm khác.

Cùng với việc thực hiện các chương trình khuyến mãi, giảm giá, ngay từ đầu quý IV, các đơn vị kinh doanh nằm trong hệ thống bán lẻ đã chuẩn bị đầy đủ nguồn hàng dự trữ để phục vụ nhu cầu của khách hàng thời gian trước, trong và ngoài tết. Đơn cử như tại Siêu thị Co.opmart, các mặt hàng tiêu dùng, như: bánh kẹo, nước giải khát, quần áo, đồ gia dụng... đã được siêu thị chuẩn bị ngay từ tháng 10, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tăng cao của khách hàng vào thời điểm cuối năm.

Theo đánh giá của Sở Công Thương: Trong các tháng cuối năm, việc đẩy mạnh hoạt động kích cầu tiêu dùng nội địa, mở rộng thị trường trong nước được xác định là nhiệm vụ trọng tâm nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đồng thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; góp phần khôi phục tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn bình thường mới. Theo đó, nhằm kích thích mua sắm tiêu dùng, các đơn vị, cơ sở kinh doanh thuộc hệ thống bán lẻ đã và đang thực hiện nhiều chương trình khuyến mại, tập trung vào các mặt hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân dịp Tết Tân Sửu 2021. Mục đích là duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy sức mua của người tiêu dùng trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp. Các nhóm hàng tập trung giảm giá kích cầu gồm: nước giải khát, bánh, kẹo, mứt, quần áo. Đáng chú ý, nhiều hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi bán các giỏ quà tết có mức giá tương đương hoặc thấp hơn mặt bằng giá năm 2019 để thu hút người mua.

Để tạo điều kiện cho các đơn vị trong hệ thống bán lẻ kích cầu tiêu dùng, ngoài việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia hội chợ, phiên chợ hàng Việt, những tháng cuối năm, Sở Công Thương sẽ rà soát, đôn đốc các doanh nghiệp, siêu thị, trung tâm thương mại... trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh thực hiện các chương trình khuyến mại, nhất là với các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan chức năng theo dõi, nắm bắt tình hình cung – cầu, giá cả các loại hàng hóa để có giải pháp bình ổn thị trường phù hợp.

Nhờ đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, nên những tháng cuối năm thị trường hàng hóa và dịch vụ tương đối ổn định, đáp ứng tốt mọi nhu cầu sản xuất và tiêu dùng sinh hoạt của Nhân dân. Hoạt động thương mại, dịch vụ diễn ra nhộn nhịp, hàng hóa và sản phẩm dịch vụ đa dạng, phong phú và nguồn cung ổn định. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tháng 11-2020 ước đạt 10.683 tỷ đồng, tăng 2,6% so với tháng trước và tăng 11,4% so với cùng kỳ.

Tiến Xuân


Tiến Xuân

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]