(Baothanhhoa.vn) - Năm 2021 khép lại, đánh dấu mốc thu ngân sách Nhà nước của tỉnh Thanh Hóa cao nhất từ trước đến nay, đạt 36.500 tỷ đồng, vượt 37,4% dự toán năm. Trong số đó, các doanh nghiệp tại Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp (KKTNS&CKCN) của tỉnh đã đóng góp 16.694 tỷ đồng, chiếm gần 51,5% tổng thu ngân sách toàn tỉnh. Tuy tình hình dịch COVID-19 trong năm qua diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là xuất – nhập khẩu hàng hóa, nhưng giá trị sản xuất tại KKTNS&CKCN tỉnh vẫn đạt 176.124 tỷ đồng, bằng 101% so với cùng kỳ năm 2020. Có thể khẳng định, KKTNS&CKCN tỉnh vẫn giữ vững vai trò là “đầu tàu” trong phát triển kinh tế tỉnh nhà.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa

Giữ vững “đầu tàu” tăng trưởng

Năm 2021 khép lại, đánh dấu mốc thu ngân sách Nhà nước của tỉnh Thanh Hóa cao nhất từ trước đến nay, đạt 36.500 tỷ đồng, vượt 37,4% dự toán năm. Trong số đó, các doanh nghiệp tại Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp (KKTNS&CKCN) của tỉnh đã đóng góp 16.694 tỷ đồng, chiếm gần 51,5% tổng thu ngân sách toàn tỉnh. Tuy tình hình dịch COVID-19 trong năm qua diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là xuất – nhập khẩu hàng hóa, nhưng giá trị sản xuất tại KKTNS&CKCN tỉnh vẫn đạt 176.124 tỷ đồng, bằng 101% so với cùng kỳ năm 2020. Có thể khẳng định, KKTNS&CKCN tỉnh vẫn giữ vững vai trò là “đầu tàu” trong phát triển kinh tế tỉnh nhà.

Giữ vững “đầu tàu” tăng trưởng

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh, Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh cắt băng khánh thành Tổng kho Xăng dầu Anh Phát.

Để có được kết quả trên, ngay từ đầu năm 2021, Ban Quản lý KKTNS&CKCN tỉnh đã đề ra và thực hiện đồng bộ nhiều nhóm giải pháp. Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch những tháng đầu năm đe dọa đến an toàn sản xuất, Ban Quản lý KKTNS&CKCN tỉnh đã chủ động nắm bắt tình hình hoạt động của doanh nghiệp, kịp thời đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh. Những thời điểm giãn cách xã hội khiến các chuyên gia, kỹ sư và lao động kỹ thuật cao khó nhập cảnh vào làm việc. Ban Quản lý KKTNS&CKCN tỉnh đã kiến nghị với UBND tỉnh, đấu mối với các bộ, ngành Trung ương để được tạo điều kiện nhập cảnh đặc thù. Tại Thanh Hóa, ban đã phối hợp cùng Sở Y tế, các sở, ngành có liên quan của tỉnh và thị xã Nghi Sơn để tổ chức các địa điểm cách ly tập trung cho các chuyên gia, kỹ sư vào Thanh Hóa. Năm 2021, ban đã cấp 414 giấy phép lao động cho người nước ngoài vào làm việc tại KKTNS&CKCN, trong đó, cấp mới 295 trường hợp, cấp lại 47 trường hợp, gia hạn 72 trường hợp. Lũy kế đến đầu năm 2022 này, tổng số lao động người nước ngoài đang làm việc trong KKTNS&CKCN là 905 người. Nhờ đó, đã đáp ứng được nguồn lao động tay nghề cao để nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn duy trì vận hành các dây chuyền máy móc. Nhiều dự án lớn, như: Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Nhà máy Luyện cán thép Nghi Sơn 2, Nhà máy sản xuất Dầu thực vật Miền Bắc Việt Nam Nortalic, các nhà máy xi măng... vẫn duy trì hoạt động ổn định, kéo theo sự phát triển ổn định của cả nền công nghiệp tỉnh nhà.

Để không bị đứt gãy chuỗi sản xuất, những tháng đầu và giữa năm, Ban Quản lý KKTNS&CKCN tỉnh đã thành lập các đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về phòng, chống dịch COVID-19 tại KKTNS&CKCN và 4 Tổ an toàn COVID-19. Ban đã cử các cán bộ trực tiếp đến các doanh nghiệp kiểm tra, giám sát và hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định; yêu cầu doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thực hiện theo phương châm “một đường đi, hai điểm dừng”, bố trí sắp xếp hoạt động sản xuất theo phương châm “3 tại chỗ” theo chỉ đạo của tỉnh. Đến nay, cộng đồng doanh nghiệp ở đây đã chấp hành nghiêm các quy định về phòng, chống dịch, cụ thể như: Có khoảng 370 doanh nghiệp thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 và xây dựng kịch bản ứng phó với dịch bệnh. Đa phần công nhân, người lao động làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn KKTNS&CKCN tỉnh đã được tiêm 2 mũi vắc–xin phòng, chống COVID-19. Sự ổn định sản xuất đã giúp các sản phẩm may mặc, giày da tăng thêm sản lượng do đầu tư mở rộng sản xuất và có thêm các đơn hàng; các sản phẩm xi măng, gạch xây, thép cán,... duy trì được sản xuất ổn định, sản lượng đạt khá do ít chịu tác động của dịch bệnh, đa phần các nhà máy đều duy trì được tốc độ tăng trưởng, đóng góp vào thành công chung của tỉnh trong tăng trưởng kinh tế cũng như thu ngân sách Nhà nước.

Giữ vững “đầu tàu” tăng trưởng

Tàu hàng quốc tế cập Cảng Nghi Sơn.

Thu hút đầu tư cũng là nhiệm vụ quan trọng mà Ban Quản lý KKTNS&CKCN được tỉnh giao. Trong năm, đơn vị đã tổ chức đón tiếp, làm việc và trao đổi thông tin, cung cấp tài liệu cho những nhà đầu tư tiềm năng, như: Tập đoàn Foxconn; Công ty TNHH Liên hiệp đầu tư Thâm-Việt (VCEP), Tập đoàn Milennium, Tập đoàn Xuân Thiện... Cùng với đó, lãnh đạo đơn vị cũng ký kết Biên bản ghi nhớ với Tập đoàn AVG Capital Partners về triển khai dự án Tổ hợp chế biến thịt lợn, Công ty CP Đầu tư và Quản lý tài sản Á Châu về dự án đầu tư Trung tâm Logistics Bắc Trung bộ và xây dựng hạ tầng KCN số 6 tại KKTNS. Trong năm 2021, tại KKTNS&CKCN đã có 33 dự án được cấp mới; trong đó, có 27 dự án đầu tư trong nước, với tổng vốn đăng ký đầu tư 3.864 tỷ đồng và 6 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đăng ký đầu tư 84 triệu USD. Lũy kế đến nay, KKTNS&CKCN đã thu hút được 602 dự án đầu tư trong nước và 63 dự án đầu tư nước ngoài. Trong đó, KKTNS có 262 dự án đầu tư trong nước, với tổng vốn đăng ký đầu tư 145.919 tỷ đồng và 20 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đăng ký đầu tư 12,794 tỷ USD; CKCN có 340 dự án đầu tư trong nước, với tổng vốn đăng ký đầu tư 20.208 tỷ đồng và 43 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đăng ký đầu tư 749 triệu USD.

Giữ vững “đầu tàu” tăng trưởng

Một góc Khu Kinh tế Nghi Sơn.

Cộng đồng doanh nghiệp hoạt động ổn định, đã đưa tổng giá trị sản xuất tại KKTNS&CKCN trong năm 2021 đạt 176.124 tỷ đồng, bằng 101% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, giá trị sản xuất, kinh doanh tại KKTNS đạt 150.738 tỷ đồng; nộp ngân sách ước đạt 16.075 tỷ đồng; tại CKCN đạt 25.386 tỷ đồng, nộp ngân sách ước đạt 619 tỷ đồng. Trong năm, hoạt động xuất – nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý cũng có nhiều khởi sắc, với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt khoảng 3,969 tỷ USD, vượt 48% kế hoạch năm 2021 và bằng 148% so với cùng kỳ năm 2020. Trong thu hút các hãng tàu quốc tế đến với Cảng Nghi Sơn, năm 2021 có thêm tuyến vận tải quốc tế bằng container Nghi Sơn - Singapore được đưa vào khai thác, với tần suất 2 tuần/1 chuyến. Đây chính là điều kiện thuận lợi để nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đẩy mạnh xuất – nhập khẩu hàng hóa qua hệ thống Cảng biển Nghi Sơn, góp phần tăng nguồn thu ngân sách cho tỉnh.

Năm qua, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) toàn tỉnh Thanh Hóa đạt 8,85%, đứng thứ 5/63 tỉnh, thành phố cả nước, chỉ sau Quảng Ninh, Hải Phòng, Gia Lai và Ninh Thuận. Toàn tỉnh thu hút được 87 dự án đầu tư trực tiếp, trong đó có 8 dự án FDI với tổng số vốn đầu tư đăng ký 23.878 tỷ đồng và 112,7 triệu USD. Với nhiều dự án lớn đang hoạt động ổn định cũng như đã và đang được triển khai tại KKTNS&CKCN, chắc chắn sẽ đóng góp nguồn lực quan trọng để tỉnh Thanh Hóa thực hiện nhiều mục tiêu năm 2022, như: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 11,5% trở lên, trong đó công nghiệp tăng 16,9% trở lên, thu ngân sách Nhà nước đạt 28.143 tỷ đồng, tổng giá trị xuất khẩu đạt 5.700 triệu USD, GRDP bình quân đầu người đạt 2.800 USD trở lên.

Bài và ảnh: Lê Đồng


Bài và ảnh: Lê Đồng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]