(Baothanhhoa.vn) - Để giúp người dân ở các địa bàn miền núi, vùng xa thuận lợi hơn trong việc tiếp cận các dịch vụ của ngân hàng, từ năm 2018, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Thanh Hóa (Agribank Thanh Hóa) đã triển khai thực hiện mô hình ngân hàng lưu động bằng xe ô tô chuyên dùng. Sau 4 năm đi vào hoạt động, mô hình đã mang đến nhiều thuận tiện cho khách hàng, góp phần đưa hoạt động ngân hàng đến gần hơn với người dân.

Đưa dịch vụ ngân hàng đến vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Để giúp người dân ở các địa bàn miền núi, vùng xa thuận lợi hơn trong việc tiếp cận các dịch vụ của ngân hàng, từ năm 2018, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Thanh Hóa (Agribank Thanh Hóa) đã triển khai thực hiện mô hình ngân hàng lưu động bằng xe ô tô chuyên dùng. Sau 4 năm đi vào hoạt động, mô hình đã mang đến nhiều thuận tiện cho khách hàng, góp phần đưa hoạt động ngân hàng đến gần hơn với người dân.

Đưa dịch vụ ngân hàng đến vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Người dân đến gửi tiết kiệm tại điểm giao dịch bằng ô tô chuyên dùng tại xã Kiên Thọ.

Huyện Ngọc Lặc là địa phương đầu tiên được Agribank Thanh Hóa đưa vào thí điểm thực hiện mô hình điểm giao dịch lưu động bằng xe ô tô chuyên dùng. Xe ô tô được trang bị như một phòng giao dịch ngân hàng thu nhỏ, với đầy đủ các trang thiết bị, bảo đảm cung cấp hầu hết các dịch vụ, sản phẩm của ngân hàng ngay tại địa bàn dân cư. Qua đó, giúp người dân ở các địa bàn xa trung tâm thuận lợi hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn và các dịch vụ của ngân hàng, góp phần phát triển sản xuất và đẩy lùi nạn “tín dụng đen” ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nói về hiệu quả của điểm giao dịch lưu động bằng xe ô tô chuyên dùng, ông Nguyễn Văn Dũng, xã Kiên Thọ, chia sẻ: Là khách hàng lâu năm của Agribank, thường xuyên thực hiện gửi tiền và vay vốn để đầu tư sản xuất, trước đây ông thường xuyên phải đi hàng chục km đường đèo dốc đến ngân hàng để vay vốn hoặc gửi tiền mất rất nhiều thời gian. Từ ngày có điểm giao dịch lưu động bằng xe ô tô chuyên dùng của Agribank Ngọc Lặc thực hiện giao dịch định kỳ theo tháng, ông chỉ phải đi vài km đã gửi hoặc vay được tiền, tiện lợi hơn trước rất nhiều.

Theo thông tin của Agribank Ngọc Lặc, qua gần 4 năm triển khai điểm giao dịch lưu động bằng xe ô tô chuyên dùng, ngân hàng đã thực hiện 336 phiên giao dịch, phục vụ cho gần 150 nghìn lượt khách hàng, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại khi thực hiện các giao dịch. Nhờ kênh dẫn vốn từ điểm giao dịch lưu động nên nguồn vốn tín dụng cung ứng cho địa bàn các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn có sự tăng trưởng đáng kể, với doanh số cho vay và doanh số thu nợ đạt hàng trăm tỷ đồng. Ngoài việc vay vốn phục vụ sản xuất, đời sống, bà con dân tộc thiểu số tại các xã vùng sâu, vùng khó khăn cũng bắt đầu quen dần với hình thức gửi tiền tiết kiệm tại điểm giao dịch lưu động, với số tiền hàng chục tỷ đồng... Điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng của Agribank, ngoài sử dụng sản phẩm tiền gửi, tiền vay, khách hàng còn thường xuyên được sử dụng các sản phẩm tiện ích khác của ngân hàng như: mở tài khoản thanh toán, phát hành thẻ, đăng ký SMS biến động số dư tiền gửi, tiền vay, dịch vụ thu hộ (tiền điện, tiền nước...), chi hộ, chi trả kiều hối, lĩnh tiền từ tài khoản, mua bảo hiểm ABIC, đăng ký sử dụng dịch vụ E-Mobile Banking, chuyển tiền trong nước...

Ông Phan Văn Hùng, Giám đốc Agribank Ngọc Lặc, cho biết: Xe lưu động của ngân hàng về đến xã đã tạo điều kiện thuận lợi, giảm chi phí cho bà con nông dân đến giao dịch; bảo đảm việc giải ngân và rút tiền cho người dân được an toàn hơn vì không phải mang số tiền lớn đi xa; tạo điều kiện tốt cho người dân được tiếp cận nguồn vốn với lãi suất thấp để phục vụ sản xuất. Việc triển khai điểm giao dịch lưu động bằng xe ô tô chuyên dùng cũng góp phần giảm tải khối lượng, áp lực công việc cho cán bộ tín dụng, giao dịch viên.

Bằng việc kết hợp điểm giao dịch lưu động với cho vay qua tổ vay vốn, Agribank đã khơi thông nguồn vốn tín dụng đầu tư cho “Tam nông”, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từng bước nâng cao năng suất, tăng sản phẩm hàng hóa, tăng thu nhập cho các hộ gia đình, đóng góp tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn. Bên cạnh đó, việc triển khai điểm giao dịch lưu động bằng xe ô tô chuyên dùng còn tạo điều kiện cho người dân khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số có cơ hội tiếp cận kịp thời các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

Bài và ảnh: Khánh Phương


Bài và ảnh: Khánh Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]