(Baothanhhoa.vn) - Tận dụng những “phế phẩm” của biển như vỏ ốc các loại, qua bàn tay khéo léo của người thợ đã tạo ra nhiều sản phẩm lưu niệm độc đáo. Những vỏ ốc thô sơ bỗng trở nên có hồn, với nhiều hình hài, màu sắc mang đậm chất biển.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Độc đáo nghề làm ốc mỹ nghệ ở Sầm Sơn

Độc đáo nghề làm ốc mỹ nghệ ở Sầm Sơn

Sản xuất ốc mỹ nghệ tại cơ sở của gia đình chị Nguyễn Thị Thủy, phường Trung Sơn.

Tận dụng những “phế phẩm” của biển như vỏ ốc các loại, qua bàn tay khéo léo của người thợ đã tạo ra nhiều sản phẩm lưu niệm độc đáo. Những vỏ ốc thô sơ bỗng trở nên có hồn, với nhiều hình hài, màu sắc mang đậm chất biển.

Hiện nay, ở TP Sầm Sơn chỉ có hai cơ sở sản xuất ốc mỹ nghệ, ngoài bán trực tiếp tại TP Sầm Sơn, sản phẩm của các cơ sở còn xuất bán cho nhiều khu du lịch khác như Suối cá Cẩm Lương (Cẩm Thủy), Khu Du lịch biển Hải Hòa (Tĩnh Gia), Khu Du lịch sinh thái biển Hải Tiến (Hoằng Hóa) và nhiều tỉnh, thành phố khác, như: Quảng Ninh, Ninh Bình, Hải Phòng... Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ vỏ ốc của Sầm Sơn ngày càng đa dạng, chất lượng từng mặt hàng cũng được nâng lên. Hàng mỹ nghệ làm bằng vỏ ốc được nhiều du khách ưa chuộng vì chất liệu lạ, đẹp mắt, kiểu dáng đa dạng, đủ kích cỡ. Từ những vỏ ốc thô ráp, những nhành san hô bé nhỏ qua đôi tay tài hoa của người thợ thủ công mỹ nghệ trở thành những kỷ vật lạ, độc đáo và mang đậm “hồn biển”. Những chiếc chuông gió được kết thành từ những vỏ sò nhỏ xíu, bức tranh được khảm ngọc trai đẹp mắt; một cái chụp đèn, một chiếc đèn ngủ, một chậu hoa có hình thù lạ, một viên đá cuội dùng để chặn giấy trên bàn làm việc, hay cả một bộ tranh sơn mài cẩn ốc trai sang trọng... là những kỷ vật được làm từ sản phẩm của biển và trở thành quà tặng độc đáo cho du khách khi đến với Sầm Sơn...

Để làm ra các sản phẩm ốc mỹ nghệ phục vụ du khách khi đến tham quan nghỉ dưỡng tại TP Sầm Sơn, các cơ sở sản xuất thường sử dụng các loại vỏ ốc, như: Ốc ruốc, ốc hủ lầu, ốc cườm, san hô... để làm đẹp cho sản phẩm. Những loại to hơn một chút như ốc gạo, sò huyết được dùng để trang trí xung quanh ghế, lồng đèn hay bộ rèm cửa cách điệu với những màu xanh, đỏ... Được biết, quy trình làm nên những sản phẩm này cũng khá kỳ công. Chị Nguyễn Thị Thủy, chủ một cơ sở sản xuất ốc mỹ nghệ tại phường Trung Sơn, TP Sầm Sơn, cho biết: Gia đình chị thành lập cơ sở sản xuất ốc mỹ nghệ này từ năm 2005, khi mới bắt tay vào công việc, dù đã có tay nghề nhưng mọi cung đoạn sản xuất cũng khá khó khăn. Để tạo niềm tin cho khách hàng và xây dựng thương hiệu, gia đình chị mạnh dạn đầu tư dây chuyền cắt sản phẩm bằng máy, giảm chi phí nhân công và đường nét sản phẩm sắc sảo hơn. Bằng đầu óc sáng tạo, bàn tay khéo léo, các sản phẩm chị Thủy tự tay thiết kế mẫu mã, kiểu dáng mới để sản phẩm tạo sự chú ý cho khách hàng. Hiện nay, sản phẩm ốc mỹ nghệ bán khá chạy, nhất là để phục vụ khách du lịch. Ốc mỹ nghệ được làm chủ yếu bằng phương pháp thủ công và đòi hỏi phải công phu. Để bảo đảm nguyên liệu phục vụ sản xuất, thường các cơ sở sản xuất đặt ngư dân mua gom hàng, tùy vào từng loại ốc mà định giá khác nhau. Ốc, sò tươi được cắt tách phần thịt, sau đó ngâm vào dung dịch hóa học để tẩy sạch mùi tanh. Tiếp đó, người thợ phải chọn riêng ra từng loại để sản xuất những mặt hàng mỹ nghệ khác nhau. Hiện cơ sở sản xuất của gia đình chị Thủy đang tạo việc làm thường xuyên cho gần 30 lao động với thu nhập bình quân 6 triệu đồng/người/tháng. Doanh thu hàng năm của cơ sở đạt hơn 1 tỷ đồng. Mong muốn lớn nhất của cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ của gia đình chị Thủy là có được một địa điểm thuận lợi, đủ diện tích để phục vụ sản xuất, trưng bày, giới thiệu, bán sản phẩm.

Lương Khánh


Lương Khánh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]