(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, thương mại điện tử (TMÐT) là lĩnh vực hoạt động kinh tế không còn xa lạ với hệ thống doanh nghiệp (DN) tỉnh ta bởi sự ưu việt, như: Tiết kiệm thời gian, giao dịch thuận tiện và giảm chi phí. Thông qua TMĐT, nhiều DN trong tỉnh đã tìm được thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo cầu nối cho xuất khẩu và mang lại giá trị kinh tế cao.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Doanh nghiệp tìm hướng xuất khẩu qua thương mại điện tử

Doanh nghiệp tìm hướng xuất khẩu qua thương mại điện tử

Sản xuất dứa đóng hộp xuất khẩu tại Công ty CP Xuất nhập khẩu nông sản Đồng Xanh.

Những năm gần đây, thương mại điện tử (TMÐT) là lĩnh vực hoạt động kinh tế không còn xa lạ với hệ thống doanh nghiệp (DN) tỉnh ta bởi sự ưu việt, như: Tiết kiệm thời gian, giao dịch thuận tiện và giảm chi phí. Thông qua TMĐT, nhiều DN trong tỉnh đã tìm được thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo cầu nối cho xuất khẩu và mang lại giá trị kinh tế cao.

Thực tế sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh ta cho thấy, 5 năm trở lại đây, kết nối cung - cầu được đẩy mạnh, TMĐT đã phát triển vượt bậc và đi vào cuộc sống, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa và cung cấp dịch vụ đã bước đầu ứng dụng TMĐT trên thiết bị di động để giới thiệu, quảng bá, bán hàng hóa; hình thành các tiện ích hỗ trợ người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt khi mua hàng. Theo xếp hạng đánh giá của Hiệp hội TMĐT Việt Nam, năm 2018 chỉ số TMĐT tỉnh ta đứng thứ 22/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong đó, việc ứng dụng TMĐT để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa được hình thành mang lại nhiều lợi ích cho DN cũng như sự phát triển của hệ thống thương mại trong tỉnh. Là một trong những DN thực hiện xuất khẩu nông sản của tỉnh, Công ty CP Xuất nhập khẩu nông sản Đồng Xanh, Khu Công nghiệp Lễ Môn (TP Thanh Hóa) đã và đang phát huy hiệu quả lợi thế của TMĐT vào sản xuất, kinh doanh. Không chỉ nhập khẩu máy móc, thiết bị sản xuất tiên tiến, hiện đại từ nhiều nước trên thế giới mà công ty còn thực hiện xuất khẩu sản phẩm qua hệ thống TMĐT. Ông Cao Hoàng Đức, giám đốc công ty cho biết: Được thành lập từ năm 2015, khi TMĐT đang là làn sóng kinh doanh mới đối với hệ thống DN trong tỉnh, công ty đã tham khảo, tìm hiểu và thu hút nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật, nhất là đội ngũ nhân viên kinh doanh có kinh nghiệm trong TMĐT nhằm đẩy nhanh hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Nhờ đó, các sản phẩm như dứa, dưa bao tử, cà chua bi đóng hộp của công ty đã được cung cấp, phân phối tại thị trường Nga và một số nước châu Âu. Thông qua hệ thống TMĐT, công ty thực hiện ký hợp đồng kinh tế, giao dịch thương mại với đối tác nước ngoài, nhờ đó, giảm 60% chi phí cho các hoạt động quảng bá, hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu sản phẩm. Được biết, hiện tại ngoài những mặt hàng nông sản, công ty còn thực hiện xuất khẩu các loại sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ gỗ, tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện.

Tỉnh ta có hơn 15.000 DN, trong đó chủ yếu là các DN nhỏ và vừa nên số đơn vị thực hiện xuất khẩu hàng hóa chưa nhiều. Tính đến tháng 3-2019, trên địa bàn tỉnh ta có 135 DN trực tiếp tham gia sản xuất hàng hóa xuất khẩu, tăng 5 DN so với năm 2017. Cơ cấu thị trường xuất khẩu của tỉnh có những chuyển biến tích cực và đang có xu hướng dịch chuyển dần sang các thị trường khó tính nhưng có tính ổn định cao, như: Nhật Bản, Mỹ và các nước châu Âu. Hiện tại, hàng hóa xuất khẩu của tỉnh đã có mặt tại thị trường của 43 quốc gia trên thế giới. Và đa phần hoạt động xuất khẩu đều thực hiện thông qua hệ thống TMĐT. Nhờ tính ưu việt của TMĐT có thể tìm được đối tác, khách hàng không giới hạn về địa lý.

Theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa (VCCI Thanh Hóa), trên địa bàn tỉnh ta có khoảng 60-70% DN sử dụng nền tảng công nghệ số, TMĐT vào hoạt động sản xuất, kinh doanh; có hơn 20% số DN có website cung cấp thông tin, giới thiệu sản phẩm và thực hiện tương tác với khách hàng và 100% DN sản xuất hàng hóa xuất khẩu thực hiện giao dịch, tìm kiếm khách hàng qua TMĐT. Số liệu trên cho thấy, TMĐT đã và đang trở thành xu hướng tất yếu trong quá trình sản xuất, kinh doanh của các DN tỉnh ta và thực hiện giao dịch điện tử sẽ mang lại hiệu quả lớn cho DN xuất nhập khẩu. Theo đó, DN tiết kiệm được 15 - 30%, thậm chí lên tới 90% thời gian so với cách làm truyền thống. Đồng thời, tiết kiệm về nhân lực, giảm sai sót, minh bạch về thủ tục và tăng khả năng số hóa. Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc VCCI Thanh Hóa, cho biết: Đối với hoạt động xuất khẩu trực tuyến, các DN trong tỉnh có hai kênh chính để sử dụng, là tìm đối tác nước ngoài thông qua các sàn giao dịch TMĐT và thông qua TMĐT để bán hàng trực tiếp tới tận tay người tiêu dùng ở nước ngoài. Đây chính là cơ hội lớn để giảm chi phí thời gian, đặc biệt là các DN nhỏ và vừa tìm kiếm thông tin bạn hàng, xúc tiến thương mại, tiếp thị sản phẩm, giao dịch và thanh toán... Tuy nhiên, việc sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu qua TMĐT cũng đặt ra thách thức không nhỏ đối với việc kiểm soát chất lượng hàng hóa, kiểm soát thuế cho ngành chức năng và năng lực ứng dụng TMĐT của các đơn vị. Do đó, các DN, nhất là DN thực hiện xuất khẩu hàng hóa cần nâng cao kỹ năng tìm kiếm thông tin đối tác trên mạng, xác minh đối tác, các khâu vận chuyển, thanh toán và đào tạo nguồn nhân lực có kỹ thuật, kinh nghiệm trong ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh... Bên cạnh đó, các cấp, các ngành, đơn vị liên quan của tỉnh cần cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến phát triển TMĐT để hỗ trợ ứng dụng các giải pháp bán hàng trực tuyến cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đồng thời, triển khai các chương trình, giải pháp để xây dựng thương hiệu trực tuyến cho sản phẩm, hàng hóa công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ chủ lực để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa dựa trên nền tảng của TMĐT và công nghệ số.

Thanh Hòa


Thanh Hòa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]