(Baothanhhoa.vn) - Luật Đất đai 2013 đang được chỉ đạo sửa đổi tập trung vào những vấn đề như quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thu hồi, bồi thường, giải phóng mặt bằng và giá đất... Liên quan đến một số nội dung này thời gian qua đã xảy ra những vụ xung đột lợi ích mà phải mất nhiều năm mới giải quyết được. Cá biệt, ở một số nơi việc thu hồi đất cho thuê, giải phóng mặt bằng đất đã giao gần như không thực hiện được.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Để không còn phải “khổ” vì đất

Luật Đất đai 2013 đang được chỉ đạo sửa đổi tập trung vào những vấn đề như quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thu hồi, bồi thường, giải phóng mặt bằng và giá đất... Liên quan đến một số nội dung này thời gian qua đã xảy ra những vụ xung đột lợi ích mà phải mất nhiều năm mới giải quyết được. Cá biệt, ở một số nơi việc thu hồi đất cho thuê, giải phóng mặt bằng đất đã giao gần như không thực hiện được.

Để không còn phải “khổ” vì đất

Ảnh minh họa.

Tại Thanh Hóa, liên quan đến thu hồi đất phục vụ các dự án dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội, mỗi năm các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã phải tiến hành hàng chục vụ cưỡng chế để thu hồi đất.

Sự bất cập trong quản lý, sử dụng và thu hồi đất đai khó khăn một phần do sự thiếu trung thực, cù nhầy của người sử dụng, phần quan trọng còn lại là do luật pháp về đất đai không còn theo kịp diễn biến đời sống. Để đất đai trở thành nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, cần phải có sự thay đổi cách ứng xử với tài nguyên quan trọng này, mà trước tiên chính là phải sửa đổi Luật Đất đai.

Việc sửa đổi vừa nhằm kịp thời xử lý những vướng mắc đang đặt ra, vừa bảo đảm hệ thống pháp luật về đất đai có tính dự báo, tầm nhìn dài hạn nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng, phát huy tối đa nguồn lực đặc biệt quan trọng này.

Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế đã yêu cầu sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách để khơi thông, giải phóng tối đa và nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng các nguồn lực nói chung, nguồn lực đất đai nói riêng, trong đó Luật Đất đai giữ vị trí trung tâm trong hệ thống chính sách, pháp luật, có tầm quan trọng đặc biệt. Do đó, việc sửa đổi Luật Đất đai phải thể chế hóa kịp thời các chủ trương, định hướng lớn của Đảng về quản lý, sử dụng nguồn lực đất đai. Trong quá trình thực hiện một yêu cầu không thể thiếu là phải tổ chức lấy ý kiến của Nhân dân, các ngành, các cấp và chuyên gia để đảm bảo luật sát với thực tiễn, kịp thời xử lý những vướng mắc đang đặt ra.

Việc nghiên cứu đầy đủ, sửa đổi thỏa đáng Luật Đất đai chính là thể hiện tầm nhìn dài hạn, bịt được những “lỗ hổng” về đất, từ đó góp phần để phân bổ, sử dụng hiệu quả, phát huy nguồn lực đất đai cho phát triển. Đây là điều rất đáng được chờ đợi, để nhiều nơi không còn phải “khổ” vì đất nữa.

Tuệ Minh


Tuệ Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]