(Baothanhhoa.vn) - Cùng với việc hình thành các cánh đồng mẫu lớn, nâng cao chất lượng, sản xuất theo hướng chuyên canh, an toàn theo mô hình nông nghiệp xanh, thì đẩy mạnh xúc tiến thương mại chính là giải pháp hữu hiệu để mở thêm những “cánh cửa” đưa nông sản đến với thị trường trong nước và quốc tế.

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại để xuất khẩu nông sản

Cùng với việc hình thành các cánh đồng mẫu lớn, nâng cao chất lượng, sản xuất theo hướng chuyên canh, an toàn theo mô hình nông nghiệp xanh, thì đẩy mạnh xúc tiến thương mại chính là giải pháp hữu hiệu để mở thêm những “cánh cửa” đưa nông sản đến với thị trường trong nước và quốc tế.

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại để xuất khẩu nông sảnSản phẩm “Bưởi ruột hồng Hà Long” của gia đình ông Hoàng Công Hướng ở thôn Quảng Bình, xã Hà Long (Hà Trung).

Trong năm 2022, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức và hỗ trợ cho hơn 200 doanh nghiệp, HTX trong tỉnh tham gia 20 hội chợ triển lãm, phiên chợ, tuần lễ nông sản; đồng thời tham gia hơn 30 hội nghị, hội thảo do các bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố tổ chức để quảng bá giới thiệu sản phẩm, kết nối tiêu thụ, phát triển thị trường nông sản và các sản phẩm OCOP của tỉnh. Để tăng cường xúc tiến tiêu thụ nông sản của tỉnh ra các tỉnh, thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa đã ký kết với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội xây dựng được 11 chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm của tỉnh cho thị trường Hà Nội.

Cùng với các phương thức xúc tiến thương mại truyền thống như tổ chức hội chợ, chương trình giới thiệu, quảng bá sản phẩm, ngành nông nghiệp và cơ quan chức năng, địa phương trong tỉnh triển khai thêm nhiều phương thức xúc tiến thương mại trên nền tảng công nghệ như: hỗ trợ ứng dụng thương mại điện tử cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản; kết nối doanh nghiệp với hệ thống tham tán thương mại và đối tác trên các nền tảng internet; từng bước xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp, HTX sản xuất nông sản cung cấp cho các đối tác tiềm năng..., bước đầu mang lại kết quả đáng ghi nhận.

Nổi tiếng với sự chỉn chu và tỉ mỉ, ông Hoàng Công Hướng ở xã Hà Long (Hà Trung) đã đẩy mạnh quảng bá cho thương hiệu “Bưởi ruột hồng Hà Long” của mình thông qua sàn thương mại điện tử như: nongsanthanhhoa.vn và các trang mạng xã hội như: facebook, zalo. Thương hiệu "Bưởi ruột hồng Hà Long” đã được các thương lái trong và ngoài tỉnh biết đến và đến tận vườn để thu mua, cung ứng ra các chợ đầu mối lớn tiêu thụ như: Hà Nội, Ninh Bình, Nam Định... Hiện trang trại của gia đình ông đang có 2.000 gốc bưởi ruột hồng với mức thu từ 2,5 triệu đến 3 triệu đồng/gốc bưởi/năm. Theo đó, tổng thu nhập của trang trại bưởi đạt hàng tỷ đồng/năm. Hiện ông đang xúc tiến để quyết tâm mang thương hiệu “Bưởi ruột hồng Hà Long” xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, đánh dấu bước ngoặt mới trên con đường khẳng định được thương hiệu cũng như tạo chỗ đứng trên thị trường.

Việc đổi mới cả về phương thức lẫn quy mô chương trình xúc tiến thương mại đã tạo cơ hội cho doanh nghiệp địa phương cùng hợp tác, phát triển. Là một trong những HTX tham gia nhiều hoạt động xúc tiến của tỉnh, giám đốc HTX dịch vụ sản xuất miến gạo Thăng Long (Nông Cống) Trương Hữu Hoa cho biết: Từ khi thành lập đến nay, HTX thường xuyên được tỉnh, huyện hỗ trợ tham gia các tuần hàng, hội chợ xúc tiến hàng nông sản. Qua đó chúng tôi đã ký kết được hợp đồng với nhiều siêu thị, chuỗi cửa hàng nông sản an toàn trên toàn quốc. HTX đã liên kết được với các doanh nghiệp để tiêu thụ ổn định sản phẩm, trung bình một tháng bán được trên 100 tấn miến các loại.

Để có được nền nông nghiệp phát triển bền vững, ngoài việc nông dân cần đổi mới tư duy sản xuất, nâng cao giá trị, hiệu quả của các mặt hàng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước cũng như thế giới thì việc tăng cường giải pháp xúc tiến thương mại, kết nối giao thương là vô cùng cần thiết. Trong đó, các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại theo hình thức truyền thống như tổ chức hội chợ, chương trình quảng bá giới thiệu sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm làng nghề; tăng cường kiểm tra hàng mẫu, vùng sản xuất... Đồng thời, tiếp tục xây dựng nền tảng công nghệ thông tin ứng dụng toàn diện cho phép các nhà sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp tìm kiếm thông tin về hội chợ, hội thảo, chương trình, sự kiện cũng như các đối tác có liên quan đến mỗi ngành hàng nông sản; kết nối các nhà xuất khẩu trong nước với đối tác nhập khẩu nước ngoài... Mặt khác, các địa phương cần tăng cường các giải pháp thúc đẩy thương mại điện tử, phát triển các hình thức bán hàng trên môi trường mạng, từng bước hội nhập với xu thế thương mại thời đại cách mạng công nghiệp 4.0; hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tăng lượng sản phẩm xuất khẩu chính ngạch, gia tăng giá trị nông sản, hướng đến xuất khẩu bền vững, nâng cao thu nhập cho nông dân.

Bài và ảnh: Chi Phạm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]