(Baothanhhoa.vn) - Niên vụ 2021-2022, toàn tỉnh trồng được 13.690,5 ha sắn, giảm 1.276,5 ha so với cùng kỳ. Diện tích sắn nguyên liệu ổn định phục vụ cho các nhà máy chế biến tinh bột sắn là 11.104 ha. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đang có 5 nhà máy và cơ sở chế biến tinh bột sắn.

Đẩy mạnh thu mua, chế biến và phát triển vùng nguyên liệu sắn

Niên vụ 2021-2022, toàn tỉnh trồng được 13.690,5 ha sắn, giảm 1.276,5 ha so với cùng kỳ. Diện tích sắn nguyên liệu ổn định phục vụ cho các nhà máy chế biến tinh bột sắn là 11.104 ha. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đang có 5 nhà máy và cơ sở chế biến tinh bột sắn.

Đẩy mạnh thu mua, chế biến và phát triển vùng nguyên liệu sắn

Công nhân Nhà máy chế biến tinh bột sắn Phúc Thịnh trong ca sản xuất.

Bước vào niên vụ chế biến sắn 2021-2022, từ cuối tháng 9-2021, các doanh nghiệp và cơ sở chế biến tinh bột sắn đã tiến hành thu mua và chế biến sắn nguyên liệu. Hiện tại, sắn đang bước vào mùa thu hoạch rộ nên các nhà máy, cơ sở chế biến tinh bột sắn đang đẩy mạnh việc thu mua sắn phục vụ hoạt động chế biến.

Đẩy mạnh thu mua, chế biến và phát triển vùng nguyên liệu sắn

Sản phẩm tinh bột sắn của Nhà máy chế biến tinh bột sắn Phúc Thịnh trong ca sản xuất

Niên vụ chế biến sắn năm nay Nhà máy chế biến tinh bột sắn Phúc Thịnh phấn đấu chế biến 25.000 tấn tinh bột sắn. Để đạt được mục tiêu này, nhà máy cần tới 100.000 tấn củ sắn nguyên liệu. Để bảo đảm nguồn nguyên liệu phục vụ hoạt động chế biến, những ngày này nhà máy đang huy động cán bộ, phương tiện tỏa đi các địa phương để thu mua sắn nguyên liệu. Hiện, nhà máy đã 30.000 tấn sắn nguyên liệu, duy trì công suất sản xuất đạt 2.000 tấn tinh bột sắn/ngày, đêm.

Đẩy mạnh thu mua, chế biến và phát triển vùng nguyên liệu sắn

Thu mua sắn nguyên liệu tại Công ty TNHH Chế biến nông - lâm sản xuất khẩu Như Xuân.

Niên vụ sắn 2021-2022, Công ty TNHH Chế biến nông - lâm sản xuất khẩu Như Xuân xây dựng kế hoạch thu mua khoảng 90.000 - 100.000 tấn sắn nguyên liệu để chế biến khoảng 20.000 đến 25.000 tấn tinh bột sắn. Việc thu mua sắn nguyên liệu đã được công ty thực hiện từ nhiều tuần nay. Đến ngày 25-11 đã thu mua được 10.000 tấn sắn nguyên liệu.

Đẩy mạnh thu mua, chế biến và phát triển vùng nguyên liệu sắn

Cán bộ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh kiểm tra diện tích sắn nguyên liệu đến kỳ thu hoạch.

Theo tổng hợp của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, tính đến ngày 25-11 tổng diện tích sắn thu mua trên địa bàn tỉnh đạt 4.382 ha, với sản lượng đạt 65.732,3 tấn.

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, đánh giá: Căn cứ vào tình hình thu mua thực tế của các nhà máy, cơ sở chế biến tinh bột sắn cho thấy, từ đầu vụ thu mua sắn nguyên liệu đến nay, giá và cơ chế thu mua của các nhà máy chưa đồng bộ, thống nhất, cụ thể như: Nhà máy chế biến tinh bột sắn Phúc Thịnh thu mua sắn nguyên liệu tại nhà máy với giá 1.950.000 đồng/tấn, thanh toán 3 ngày/lần theo hình thức chi trả tiền mặt hoặc chuyển khoản. Nhà máy chế biến tinh bột sắn Bá Thước thu mua sắn nguyên liệu tại nhà máy với giá 1.850.000 đồng/tấn, thanh toán 1 tuần 2 lần theo hình thức chi trả tiền mặt hoặc chuyển khoản. Công ty TNHH Chế biến nông - lâm sản xuất khẩu Như Xuân thu mua sắn nguyên liệu tại nhà máy với giá 2.050.000 đồng/tấn, thanh toán 3 ngày/lần theo hình thức chi trả tiền mặt hoặc chuyển khoản.

Việc thu mua không thống nhất giữa các nhà máy và cơ sở khiến người dân có sự so sánh, lựa chọn, nên có xảy ra tình trạng sắn từ vùng nguyên liệu này bán cho nhà máy khác, thậm chí bán cả ra tỉnh ngoài gây bất ổn vùng nguyên liệu.

Cùng với việc thu mua nguyên liệu phục vụ chế biến, để bảo đảm nguồn nguyên liệu cho hoạt động chế biến cho những niên vụ tiếp theo, các nhà máy, cơ sở chế biến tinh bột sắn đang chú trọng đầu tư vùng nguyên liệu. Theo đó, Nhà máy chế biến tinh bột sắn Phúc Thịnh đã đầu tư liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm trên 3.000 ha sắn tại các vùng thâm canh ở các xã Phúc Thịnh, Sông Âm, Lam Sơn. Công ty TNHH Chế biến nông - lâm sản xuất khẩu Như Xuân đầu tư ứng trước vật tư, phân bón, công chăm sóc, chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc cho người dân, đồng thời ký hợp đồng bao tiêu sắn tươi theo hướng điều chỉnh giá thị trường, hài hòa giữa lợi ích giữa người dân và doanh nghiệp.

Để bảo đảm nguồn nguyên liệu phục vụ hoạt động chế biến cho các nhà máy, cơ sở chế biến tinh bột sắn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng các nhóm giải pháp về chăm sóc, thu hoạch, thu mua và chế biến sắn nguyên liệu. Theo đó, các giải pháp cần được UBND các huyện, nhà máy, cơ sở chế biến tinh bột sắn cần tập trung thực hiện, như: Tập trung rà soát, đánh giá phân loại, xác định cụ thể các trà sắn trồng sớm, trồng muộn. Tăng cường công tác chăm sóc sắn cuối tránh bị đổ ngã để đảm bảo năng suất, chất lượng, nâng cao hiệu quả sản xuất. Trên diện tích sắn bị bệnh khảm lá sắn cần khoanh vùng để thu hoạch, tận thu củ và tiêu hủy triệt để tàn dư cây bị bệnh, tuyệt đối không sử dụng cây bị nhiễm bệnh để làm giống cho vụ tới. Các nhà máy tính toán thời gian chế biến và xây dựng kế hoạch thu mua nguyên liệu chi tiết đến từng hộ dân, thông báo sớm, công khai với các chủ hợp đồng, các hộ trồng sắn thời gian thu hoạch để chuẩn bị nhân lực, thiết bị đảm bảo thu hoạch nhanh, gọn theo nguyên tắc: Tranh thủ thời tiết thuận lợi và vùng đang an toàn trước dịch COVID-19 đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và vận chuyển; rà soát xác định khu vực trồng sớm thu hoạch trước, trồng muộn thu hoạch sau. Những diện tích khó vận chuyển thu hoạch vào những thời điểm thuận lợi. Thu hoạch đến đâu, vận chuyển và đưa vào chế biến ngay. Đồng thời bảo vệ tốt cho lực lượng lao động trước ảnh hưởng của dịch Covid - 19 (thực hiện nghiêm túc 5K, đấu mỗi để tiêm phòng đầy đủ ...). Rà soát lại điều kiện giao thông, phối hợp tu sửa kịp thời; chuẩn bị các phương tiện vận tải đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, khi vào vụ thu hoạch an toàn, kịp thời đúng kế hoạch; không để tình trạng sắn vận chuyển không kịp do thiếu phương tiện hoặc phương tiện không đảm bảo. UBND các huyện chỉ đạo các xã, thị trấn, các ngành có liên quan phối hợp với các nhà máy quản lý tốt vùng nguyên liệu trên địa bàn, nhất là những địa phương trồng sắn ký hợp đồng với nhiều công ty khác nhau; kiên quyết không để xảy ra tình trạng tranh chấp nguyên liệu; lén lút mua nguyên liệu của công ty này bán cho công ty khác hoặc bán cho tư thương, đầu nậu để chế biến thủ công và bán ra ngoài tỉnh. Về giá sắn nguyên liệu và thanh toán: Khuyến cáo các nhà máy, công ty trên địa bàn tỉnh thống nhất giá, cơ chế thanh toán, thu mua sắn nguyên liệu. Ban hành và thực hiện công khai minh bạch giá mua sắn, phương thức thu mua và thanh toán nhanh, gọn. Đánh giá chính xác khối lượng, chất lượng sắn nguyên liệu; có cơ chế thưởng khuyến khích cho các hộ trồng sắn ký kết hợp đồng ổn định, bền vững với nhà máy, từ chối thu mua sắn ở các vùng nguyên liệu khác. Trường hợp các hợp đồng có diện tích, sản lượng lớn và thời gian thu hoạch dài, cần có cơ chế ứng trước, quyết toán sau để các chủ hộ có kinh phí tái đầu tư sản xuất và tiêu dùng.

Hương Thơm


Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]