(Baothanhhoa.vn) - Trong những năm gần đây, tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa liên tục có những dấu ấn tốt, đã đem lại cơ hội đồng thời cũng tạo nên sức ép đối với ngành điện. Trong giai đoạn này, việc đầu tư cải tạo, nâng cấp và chống quá tải hệ thống truyền tải điện được chú trọng đồng bộ trên phạm vi toàn tỉnh. 

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đầu tư phát triển hạ tầng ngành điện

Đầu tư phát triển hạ tầng ngành điện

Công nhân Công ty Điện lực Thanh Hóa kiểm tra trạm biến áp.

Trong những năm gần đây, tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa liên tục có những dấu ấn tốt, đã đem lại cơ hội đồng thời cũng tạo nên sức ép đối với ngành điện. Trong giai đoạn này, việc đầu tư cải tạo, nâng cấp và chống quá tải hệ thống truyền tải điện được chú trọng đồng bộ trên phạm vi toàn tỉnh.

Đến nay, hệ thống lưới điện được quan tâm đầu tư, nâng cấp gồm: 391,6 km đường dây 220kV; 4 trạm biến áp 220kV với tổng công suất 1.625 MVA; 669,7 km đường dây 110kV; 26 trạm biến áp 110kV với tổng công suất 1.939,3 MVA; 39 trạm biến áp trung gian với tổng công suất 291 MVA; 6.627,83 km đường dây trung áp và 7.646 trạm biến áp phân phối với tổng công suất 2.359 MVA; 12.959,5 km đường dây hạ áp.

Bên cạnh việc đầu tư nâng cấp hệ thống truyền tải điện, việc thu hút, kêu gọi đầu tư các công trình cung cấp điện trên địa bàn được quan tâm. Giai đoạn 2016-2020, tỉnh Thanh Hóa đã và đang triển khai 10 dự án cấp điện có quy mô lớn, với tổng vốn thực hiện 45.716 tỷ đồng. Một số dự án cung cấp nguồn điện đã hình thành, như: Nhà máy Thủy điện Bá Thước 1, 2, Nhà máy Thủy điện Cẩm Thủy 1, Nhà máy Thủy điện Trung Sơn, Nhà máy Điện Mặt trời Yên Thái, nâng tổng số dự án điện trên địa bàn lên 15 dự án, với tổng công suất 1.275 MW. Trong đó, có 10 nhà máy thủy điện, vận hành với công suất 597,4 MW; 1 nhà máy nhiệt điện hoạt động với công suất 600 MW; 1 nhà máy điện mặt trời công suất 30 MW và 3 nhà máy điện sinh khối, công suất 47,7 MW. Tình hình cấp điện cơ bản ổn định, bảo đảm đủ điều kiện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của Nhân dân, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Công ty Điện lực Thanh Hóa hiện đang quản lý và vận hành hơn 521.000 km đường dây 110kV, 6.486 km đường dây trung thế, 12.890 km đường dây 0,4kV, 57 trạm biến áp trung gian, 7.313 trạm biến áp phân phối. Để bảo đảm nhu cầu điện cho sản xuất và tiêu dùng, đơn vị không ngừng nghiên cứu, đầu tư các dự án nhằm nâng cao khả năng cung ứng điện, hạn chế sự cố, phục vụ kịp thời nhu cầu điện ngày càng tăng trên địa bàn. Trong 5 năm trở lại đây, công ty đã dành gần 18.600 tỷ đồng để nâng cấp hệ thống lưới điện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Đến hết năm 2019, 100% xã, phường, thị trấn của tỉnh có điện lưới quốc gia; 99,58% số hộ dân trong tỉnh có điện lưới quốc gia.

Nhằm bảo đảm cung cấp điện ổn định, bên cạnh công tác đầu tư nâng cấp, cải tạo lưới điện, đơn vị đã triển khai áp dụng nhiều công nghệ mới, hiện đại vào vận hành lưới điện an toàn, ổn định như công nghệ sửa chữa lưới điện hotline. Cuối năm 2019, trung tâm điều khiển hệ thống điện của Công ty Điện lực Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động. Đây là bước tiến quan trọng trong việc hiện đại hóa và tự động hóa hệ thống điện theo lộ trình xây dựng lưới điện thông minh, nâng cao độ tin cậy trong cung cấp điện. Cũng trong khoảng thời gian này, hàng loạt các trạm biến áp đã được lắp đặt, bổ sung thay thế tại khắp các địa phương trong tỉnh.

Để đáp ứng yêu cầu tăng trưởng tổng sản phẩm và thu hút đầu tư của Thanh Hóa, những tháng cuối năm 2020, ngành điện sẽ tiếp tục triển khai các phương án đáp ứng đủ điện cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt trên địa bàn toàn tỉnh. Tiếp tục nghiên cứu, đầu tư hệ thống điện tại một số địa bàn trọng điểm phát triển kinh tế, các khu vực có chất lượng điện yếu với mục tiêu xây dựng một hệ thống lưới điện bảo đảm cấp điện ổn định phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và cấp điện cho các dự án của các nhà đầu tư chiến lược của tỉnh.

Tuy nhiên, trong bối cảnh diễn biến thời tiết ngày càng phức tạp, nhiều đợt nắng nóng đột biến xuất hiện và kéo dài khiến nhiều đường dây, trạm biến áp đã bị quá tải. Do đó, ngành điện mong muốn nhận được sự chia sẻ, đồng hành của doanh nghiệp, người dân trong việc sử dụng điện tiết kiệm, an toàn. Đồng thời, ngành điện khuyến khích các gia đình, doanh nghiệp hưởng ứng dự án lắp đặt điện mặt trời áp mái để tận dụng nguồn năng lượng tái tạo này, giảm áp lực cho ngành điện và có thể bán trở lại điện lưới khi công suất phát điện dư thừa.

Bách Nguyên


Bách Nguyên

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]