(Baothanhhoa.vn) - Hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) được đầu tư đồng bộ, hiện đại, đáp ứng việc ứng dụng CNTT, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành trên môi trường mạng của các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh, bảo đảm cung cấp dịch vụ, phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin xử lý công việc trên môi trường mạng

Hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) được đầu tư đồng bộ, hiện đại, đáp ứng việc ứng dụng CNTT, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành trên môi trường mạng của các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh, bảo đảm cung cấp dịch vụ, phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin xử lý công việc trên môi trường mạngCông trình xây dựng Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh Thanh Hóa.

Theo báo cáo của Sở Thông tin và Truyền thông, hiện nay 100% các cơ quan hành chính Nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã có mạng LAN kết nối internet tốc độ cao; 90% cán bộ, công chức từ cấp tỉnh đến cấp xã được trang bị máy tính phục vụ công việc. Hiện tỉnh Thanh Hóa có 3 trung tâm tích hợp dữ liệu phục vụ hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước, bao gồm: Trung tâm tích hợp dữ liệu của Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND, Sở Thông tin và Truyền thông bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật về an ninh, an toàn thông tin mạng, duy trì, khai thác các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, các phần mềm ứng dụng cho 100% các cơ quan Đảng, Nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã, hoạt động ổn định, liên tục. Ngoài ra, một số sở, ngành, như: Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh, Trường Đại học Hồng Đức... và một số UBND cấp huyện có trung tâm dữ liệu nhỏ có từ 2 - 3 máy chủ để cài đặt các phần mềm, cơ sở dữ liệu chuyên ngành.

Đi đôi với đó, hệ thống phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc (TD-Office) đã được đầu tư tại 100% các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện và 100% các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Trục tích hợp nội tỉnh (LGSP) đã kết nối với trục liên thông văn bản quốc gia bảo đảm việc ghi nhận văn bản điện tử liên thông 4 cấp từ Trung ương đến cấp xã. Ngoài ra, hệ thống LGSP bảo đảm kết nối, liên thông phần mền ứng dụng dùng chung, các phần mềm chuyên ngành trên địa bàn tỉnh, góp phần chia sẻ, khai thác hiệu quả các cơ sở dữ liệu, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành trong cơ quan Nhà nước, phục vụ người dân, doanh nghiệp trên địa bàn. Cổng dịch vụ công với hệ thống một cửa hiện đại, đồng bộ tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, 27/27 UBND cấp huyện và 100% UBND cấp xã, góp phần hiện đại hóa nền hành chính. Hệ thống đăng nhập một lần của tỉnh (https://dangnhap.thanhhoa.gov.vn) được đưa vào sử dụng, bảo đảm thuận tiện cho người sử dụng. Chỉ cần dùng duy nhất 1 tài khoản đăng nhập thư điện tử công vụ hiện tại để sử dụng đồng thời cho các phần mềm ứng dụng dùng chung của tỉnh. Hệ thống phòng họp trực tuyến tại 215 điểm cầu (85 điểm cầu của khối các cơ quan cấp tỉnh, UBND cấp huyện; 132 điểm cầu của UBND cấp xã). Hệ thống phần mềm theo dõi nhiệm vụ của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, hệ thống hòm thư công vụ của tỉnh. Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng và Nhà nước do Cục Bưu điện Trung ương triển khai đã bảo đảm kết nối tới Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố. Hiện nay, 100% các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện, xã thường xuyên điều hành, xử lý công việc trên hệ thống phần mềm TD-Office. Tỷ lệ gửi, nhận văn bản điện tử qua mạng, văn bản phát hành qua mạng có ký số của các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện ngày càng tăng. Hiện nay, HĐND tỉnh, một số HĐND, UBND cấp huyện đang phối hợp với Viễn thông Thanh Hóa triển khai thử nghiệm hệ thống hội nghị giao ban không giấy tờ và kết nối trực tuyến (hệ thống e - Cabinet), tích hợp kết nối hạ tầng Internet có kiểm soát thông qua các thiết bị cầm tay (máy tính Laptop, Ipad, Smartphone...) tới từng cá nhân để tham dự hội nghị, giao ban trực tuyến ở mọi lúc, mọi nơi. Hệ thống phòng họp trực truyến tại 215 điểm cầu đã phát huy hiệu quả, tạo môi trường hội họp hiện đại, thuận lợi, tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian, bảo đảm triển khai các cuộc họp nhanh chóng, nhất là trong các tình trạng khẩn cấp như phòng chống dịch bệnh, bão lụt, thiên tai.

Cổng dịch vụ công tỉnh Thanh Hóa và phần mềm một cửa điện tử (cấp tỉnh, cấp huyện, xã) đã, đang phát huy hiệu quả tích cực để giải quyết các thủ tục hành chính mức độ 3, mức độ 4. Lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức xử lý, trả kết quả kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính mức độ 3, mức độ 4 trên Cổng dịch vụ công của tỉnh. Ngoài ra, hệ thống CNTT được triển khai, áp dụng giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt để thanh toán khi sử dụng các dịch vụ công mức độ 4, hạn chế việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán điện tử. Cổng thông tin điện tử của tỉnh (http://thanhhoa.gov.vn), 48 trang thông tin điện tử của các cơ quan hành chính Nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện, 100% UBND cấp xã có trang thông tin điện tử, nội dung cập nhập kịp thời và đang phát huy hiệu quả cung cấp thông tin phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Đại diện lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông cho biết: Thực tế thời gían qua cho thấy, hạ tầng viễn thông, CNTT trên địa bàn tỉnh được đầu tư hiện đại. Ứng dụng CNTT trong các cơ quan Nhà nước tiếp tục được đẩy mạnh, việc điều hành, xử lý công việc trên môi trường mạng của lãnh đạo, cán bộ công chức được duy trì. Các nhiệm vụ ứng dụng CNTT xây dựng chính quyền điện tử được chỉ đạo, triển khai quyết liệt, nhất là trong việc kết nối, liên thông văn bản điện tử 4 cấp chính quyền, thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4, ứng dụng chữ ký số, giải pháp họp không giấy tờ kết hợp trực tuyến..., đã góp phần quan trọng trong cải cách thủ tục hành chính, tăng hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức. Các trung tâm an ninh mạng và tích hợp dữ liệu của tỉnh được duy trì hoạt động ổn định, liên tục, bảo đảm an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin của các cơ quan, đơn vị trong toàn tỉnh; bảo đảm vận hành, khai thác an toàn, hiệu quả, góp phần hiện đại hóa nền hành chính, công khai, minh bạch, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Thời gian tới tiếp tục phát triển hệ thống hạ tầng CNTT của tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu triển khai xây dựng chính quyền điện tử, phát triển các dịch vụ thành phố thông minh, bảo đảm an toàn, an ninh cho các hệ thống thông tin của tỉnh. Nâng cao hiệu quả và chất lượng dịch vụ công trực tuyến; tăng tỷ lệ xử lý, gửi, nhận văn bản điện tử qua môi trường mạng giữa các đơn vị.

Bài và ảnh: Xuân Cường


Bài Và Ảnh: Xuân Cường

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]