(Baothanhhoa.vn) - Ngày 15-3-2022 là Ngày Quyền người tiêu dùng Việt Nam. Thế nhưng thời gian này người tiêu dùng lại đang phải đối mặt với việc quyền chính đáng của mình bị xâm hại khi có nhiều hàng hóa thiết yếu liên tiếp tăng giá vượt quá khả năng tài chính của nhiều người.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đảm bảo quyền của người tiêu dùng

Ngày 15-3-2022 là Ngày Quyền người tiêu dùng Việt Nam. Thế nhưng thời gian này người tiêu dùng lại đang phải đối mặt với việc quyền chính đáng của mình bị xâm hại khi có nhiều hàng hóa thiết yếu liên tiếp tăng giá vượt quá khả năng tài chính của nhiều người.

Đảm bảo quyền của người tiêu dùng

Pháp luật cho phép người tiêu dùng khiếu nại, tố cáo các hoạt động gian lận thương mại; từ chối những sản phẩm không đảm bảo về quy cách, mẫu mã, chất lượng và giá cả. Thế nhưng với ý chí và cả cảm tính của nhiều người cung cấp dịch vụ trong thời gian gần đây thì không hề dễ để người tiêu dùng ứng xử theo quy định của pháp luật. Phần nhiều người cung cấp dịch vụ đều mượn lý do hàng hóa khan hiếm hay giá các mặt hàng nhiên liệu tăng để tăng giá hàng hóa vô tội vạ. Nhiều mặt hàng tăng giá theo kiểu “té nước theo mưa”, người tiêu dùng biết là vô lý, nhưng không có cơ sở để tố cáo.

Người tiêu dùng cần sự hỗ trợ nhiều hơn của cơ quan chức năng để sớm bình ổn, lập lại trật tự thị trường. Bởi có đảm bảo sự ổn định của thị trường thì mới kìm hãm được đà lạm phát. Và chỉ khi nền kinh tế không còn bị tác động quá nhiều bởi các yếu tố xã hội nhất thời như thế nữa, thì mới đảm bảo sự ổn định để doanh nghiệp và Nhân dân yên tâm phục hồi kinh tế và chống dịch.

Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2022 được Bộ Công Thương phát động với chủ đề “Tiêu dùng an toàn trong thời kỳ bình thường mới” nhằm khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của việc bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng trong các giao dịch trên thị trường. Qua đó kêu gọi các cấp, ngành, đoàn thể, cộng đồng doanh nghiệp chung tay bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, góp phần xây dựng một xã hội văn minh, môi trường kinh doanh, tiêu dùng an toàn, lành mạnh và bền vững trong thời kỳ “bình thường mới”.

Để thực hiện yêu cầu này đòi hỏi các ngành, cơ quan chức năng, nhất là lực lượng quản lý thị trường bên cạnh phát hiện các vụ việc liên quan đến hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng, cần phải đặc biệt quan tâm đến giá cả thị trường, phát hiện, đấu tranh, xử lý nghiêm các vi phạm về giá, không để thị trường tùy tiện “nhảy múa” trêu ngươi, thách thức người tiêu dùng.

Và điều mà người tiêu dùng mong muốn hơn nữa, đó là trách nhiệm ấy được duy trì, tạo ra sự bình ổn thị trường lâu dài, chứ không chỉ trong một cao điểm.

Tuệ Minh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]