(Baothanhhoa.vn) - Đại lộ Đông - Tây TP Thanh Hóa, đoạn từ thị trấn Rừng Thông đến Quốc lộ 1A (giai đoạn 1) có chiều dài 4,97 km, với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 796,814 tỷ đồng, được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt dự án đầu tư tại Quyết định số 2016/QĐ-UBND ngày 10-6-2016. Đây là dự án được tỉnh Thanh Hóa xác định là một trong những dự án trọng điểm, với sứ mệnh kết nối giao thương và sự phát triển của TP Thanh Hóa với các huyện phía Tây của tỉnh.

Đại lộ Đông Tây - con đường huyết mạch

Đại lộ Đông - Tây TP Thanh Hóa, đoạn từ thị trấn Rừng Thông đến Quốc lộ 1A (giai đoạn 1) có chiều dài 4,97 km, với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 796,814 tỷ đồng, được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt dự án đầu tư tại Quyết định số 2016/QĐ-UBND ngày 10-6-2016. Đây là dự án được tỉnh Thanh Hóa xác định là một trong những dự án trọng điểm, với sứ mệnh kết nối giao thương và sự phát triển của TP Thanh Hóa với các huyện phía Tây của tỉnh.

Đại lộ Đông Tây - con đường huyết mạch

Đại lộ Đông - Tây với sứ mệnh kết nối phía Tây tỉnh Thanh Hóa với TP Thanh Hóa - khu vực kinh tế năng động của tỉnh

Từ tầm quan trọng của tuyến đường này, tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm, chỉ đạo các ngành chức năng, các địa phương, đơn vị liên quan tập trung nguồn lực, đẩy nhanh giải phóng mặt bằng để thi công dự án. Hiện nay, Đại lộ Đông - Tây TP Thanh Hóa, đoạn đến Quốc lộ 1A đang được nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công và sẽ tiến hành thảm nhựa trong vài ngày tới.

Đại diện nhà thầu - Công ty CP Tập đoàn xây dựng Miền Trung, cho biết: Hiện đơn vị đã thi công nền đường, móng cấp phối đá dăm, thảm nhựa nền 2,24 km/4,97 km và thi công hào kỹ thuật, cống ngang, thoát nước thải, thoát nước mưa dọc hai bên tuyến.

Sau khi Đại lộ Đông - Tây được thông tuyến, sẽ kết nối giao thông liên khu vực. Một trục kinh tế sầm uất sẽ hình thành và được kết nối dọc theo đại lộ. Cùng với đó hoạt động giao thương sẽ phát triển sôi động qua tuyến đường này. Lưu lượng giao thông từ phía đông và TP Thanh Hóa sẽ đi qua Đại lộ Đông - Tây tới điểm giao đường cao tốc Bắc - Nam và nối Quốc lộ 47 đi sân bay Sao Vàng (Thọ Xuân). Không những giảm thiểu lưu lượng phương tiện giao thông qua quốc lộ 47 cũ, tuyến đường này sẽ đẩy nhanh tốc độ chỉnh trang đô thị và mở rộng, phát triển các đô thị phía Đông Nam và Tây TP Thanh Hóa trong tương lai gần.

Đại lộ Đông Tây - con đường huyết mạch

Nhà thầu thi công hiện đã thảm nhựa nền 2,24 km/4,97 km trên toàn tuyến

Không những vậy, sự thuận lợi trong hoạt động giao thương sẽ thúc đẩy phát triển các khu dân cư, các công trình hạ tầng xã hội, dịch vụ an sinh trên toàn khu vực. Ngoài hoạt động thương mại, các công trình hạ tầng xã hội như trường học, bệnh viện, công trình văn hóa, thể dục thể thao… cũng sẽ có cơ hội phát triển tốt khi giao thông thuận lợi. Trong đó, huyện Đông Sơn nơi Đại Lộ Đông - Tây chạy qua sẽ là điểm giao cắt của các trục phát triển mới, là điểm dừng chân của hệ thống các tuyến giao thông quan trọng. Bởi vậy, khi thông tuyến, trục giao thông này sẽ là đòn bẩy thúc đẩy kinh tế địa phương một cách toàn diện, tạo đà bùng nổ cho các hoạt động thương mại, các ngành nghề kinh doanh mới.

Sau khi hoàn tất, hứa hẹn một diện mạo mới, sự tăng trưởng vượt bậc về kinh tế và giá trị bất động sản dọc theo Đại lộ.

Theo khảo sát, bất động sản dọc theo tuyến đại lộ đã tăng nhanh giá trị theo thời gian, với sự đón nhận của đông đảo nhà đầu tư chuyên nghiệp. Điển hình như tại mặt bằng Đồng Vèn, thị trấn Rừng Thông (Đông Sơn), thời điểm mặt bằng này đấu giá thành công năm 2018, giá đất nền khu vực này dao động từ 8-9 triệu đồng/m2. Tuy nhiên hiện nay, giá bất động sản khu vực này đã tăng lên 15-16 triệu đồng/m2 và luôn trong tình trạng khan hiếm nguồn cung. Nhiều công trình, nhà ở đã bắt đầu được xây dựng để sớm đón đầu lợi thế thương mại khi tuyến đường được kết nối thành công.

Cũng theo đánh giá của các chuyên gia bất động sản, giá đất nền bám tuyến Đại lộ Đông - Tây sẽ có dư địa tăng trưởng cao trong vài năm sắp tới, đặc biệt là các dự án, mặt bằng được quy hoạch, đầu tư đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và có lợi thế kết nối đô thị với công nghiệp.

Điển hình như mặt bằng 2652, thị trấn Rừng Thông vừa đấu giá thành công ngày 11-1 thu hút một lượng lớn nhà đầu tư tham gia. Không chỉ tận hưởng lợi thế về giao thương, dự án này còn hấp dẫn nhà đầu tư khi có vị trí đặc địa đối diện Cụm công nghiệp Đông Tiến quy mô hơn 25 ha đã gần được lấp đầy, với hàng nghìn công nhân làm việc tại 8 nhà máy trong cụm công nghiệp.

Chị Trần Thị Thoa (TP Thanh Hóa) - một nhà đầu tư, chia sẻ: Tìm hiểu về mặt bằng 2652, tôi nhận thấy đây là một vị trí đầu tư tốt. Không chỉ bám theo mặt tuyến đại lộ 39 m với tiềm năng giao thương sôi động, nơi đây còn gần các tiện ích quan trọng khi chỉ cách Bệnh viện Đông Sơn chỉ 1,5 km, trường THPT Đông Sơn 2,5 km, bến xe phía Tây 3,5 km, trung tâm TP Thanh Hóa 6 km, chợ đầu mối 4 km, sân bay Sao Vàng 25 km, nút giao cao tốc Bắc - Nam 1,5 km.

Đại lộ Đông Tây - con đường huyết mạch

Thi công Đại lộ Đông - Tây TP Thanh Hóa, đoạn đến Quốc lộ 1A

Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa đang tập trung cao độ trong công tác chỉ đạo các vướng mắc, khó khăn, nỗ lực đưa tuyến đường này hoàn thiện, sớm kết nối, tạo động cho sự phát triển của trung tâm động lực TP Thanh Hóa và huyện Đông Sơn trong lộ trình được sáp nhập với TP Thanh Hóa. Trong đó, vướng mắc của dự án tại khu vực giáp UBND huyện Đông Sơn với quốc lộ 47 hiện đã được phê duyệt nguồn vốn thực hiện trong năm 2021.

Với công tác giải phóng mặt bằng tuyến đi qua địa bàn TP Thanh Hóa, UBND tỉnh đã có văn bản số 18126/UBND-CN về việc giao UBND TP Thanh Hóa xác định cụ thể mốc thời gian hoàn thành toàn bộ công tác giải phóng mặt bằng dự án. Tỉnh Thanh Hóa cũng đang quyết liệt chỉ đạo các sở, ngành và địa phương, Trung tâm quỹ đất TP Thanh Hóa nỗ lực cao độ để huy động vốn, hoàn thiện hạ tầng khu tái định cư, bàn giao mặt bằng để dự án hoàn thành sớm nhất.

An Thư


An Thư

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]