(Baothanhhoa.vn) - Nhằm khai thác tốt diện tích mặt nước, nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản (NTTS) cho người dân, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã kết hợp nuôi đa dạng đối tượng trên cùng một đơn vị diện tích, tận dụng những đặc điểm sinh học của các đối tượng nuôi để hạn chế dịch bệnh, giảm chi phí đầu tư, tăng hiệu quả sản xuất...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đa dạng đối tượng nuôi trồng thủy sản - hướng phát triển phù hợp

Nhằm khai thác tốt diện tích mặt nước, nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản (NTTS) cho người dân, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã kết hợp nuôi đa dạng đối tượng trên cùng một đơn vị diện tích, tận dụng những đặc điểm sinh học của các đối tượng nuôi để hạn chế dịch bệnh, giảm chi phí đầu tư, tăng hiệu quả sản xuất...

Đa dạng đối tượng nuôi trồng thủy sản - hướng phát triển phù hợp

Nuôi trồng thủy sản theo hình thức xen ghép tôm sú với cá đối mục của gia đình ông Chu Hữu Độ, xã Hoằng Lưu (Hoằng Hóa). Ảnh: Lê Ngọc

hững năm gần đây, xác định NTTS là thế mạnh để phát triển kinh tế ở địa phương, bên cạnh việc quy hoạch vùng nuôi, chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả, năng suất thấp, UBND xã Hoằng Lưu (Hoằng Hóa) định hướng cho người dân NTTS theo hướng đa canh, đa con nhằm nâng cao giá trị kinh tế trên 1 ha canh tác. Ông Chu Hữu Độ, người NTTS trên địa bàn xã, cho biết: “Trước đây, gia đình chỉ nuôi tôm sú, nhưng có năm dịch bệnh, ảnh hưởng thời tiết nên hiệu quả kinh tế không cao. Trước khó khăn đó, gia đình tôi đã học tập nhiều hộ dân ở xã chuyển đổi hình thức nuôi xen ghép nhiều đối tượng. Tận dụng 2 ha nuôi tôm sú sẵn có, tôi thả giống cá đối mục”. Theo ông, sau thời gian nuôi thử nghiệm, nhận thấy các đối tượng ở các tầng nước khác nhau nên hỗ trợ tốt cho nhau làm sạch môi trường nước. Bên cạnh đó, dịch bệnh được kiểm soát, không lây chéo cho nhau. Hình thức nuôi xen ghép cá đối mục với tôm sú trong cùng một ao đã mang lại “lợi ích kép” vì giá trị kinh tế cao và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Mỗi năm, gia đình ông thả trung bình 22 vạn con giống tôm sú và 1.000 con giống cá đối mục. Nếu thuận lợi, doanh thu trung bình mỗi năm khoảng 270 triệu đồng, hiệu quả kinh tế gấp 2 lần so với nuôi độc canh tôm sú. Không chỉ riêng gia đình ông Chu Hữu Độ, nhiều hộ dân NTTS trên địa bàn xã đã mở rộng hình thức nuôi xen ghép các loại, như: Cá đối mục với cua, cá rô phi với tôm sú và rau câu,... để giảm bớt rủi ro trong nuôi trồng, nâng cao hiệu quả kinh tế. Hiện nay, trên địa bàn xã có 100 hộ NTTS với diện tích 169 ha, trong đó khoảng 80% số hộ dân đang nuôi trồng theo hình thức xen ghép nhiều đối tượng.

Thời gian qua, huyện Hoằng Hóa đã và đang tập trung khai thác thế mạnh NTTS với diện tích gần 3.000 ha, tập trung ở các xã Hoằng Châu, Hoằng Phong, Hoằng Lưu... Ông Lê Huy Cường, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Hoằng Hóa, cho biết: “Từ năm 2010, UBND huyện đã định hướng cho các xã vùng triều nuôi đa con, đa canh và đa thời vụ; trong đó, tôm sú, tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng chính, nuôi ghép xen ghép tôm rảo, cá các loại, rau câu... nhằm ổn định kinh tế trong mùa mưa, bão. So với nuôi độc canh trên cùng diện tích, nuôi luân canh, xen canh các đối tượng khác cho giá trị kinh tế cao hơn khoảng 30%”. Nhờ việc đa dạng hóa đối tượng con nuôi, nên năng suất và sản lượng NTTS của huyện ngày càng tăng. Hằng năm, sản lượng nuôi trồng đạt khoảng 5.000 tấn.

Trên địa bàn tỉnh, diện tích NTTS ngày càng được mở rộng, đối tượng nuôi đa dạng nên năng suất và sản lượng ngày càng tăng. Đối tượng nuôi chính là tôm sú, tôm thẻ chân trắng với hình thức nuôi chủ yếu là bán thâm canh, thâm canh. Ngoài ra, còn có một số con nuôi khác như: Cua, cá đối, cá mú... được nuôi ở hình thức xen ghép, quảng canh cải tiến.

Trước những tác động của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường,... các địa phương có thế mạnh NTTS như Nga Sơn, Tĩnh Gia, Hậu Lộc... đã thành công khi triển khai hình thức nuôi xen ghép nhiều đối tượng, nhằm hạn chế rủi ro trong nuôi trồng, ổn định kinh tế cho người dân địa phương. Ông Cao Thanh Thọ, Trưởng Phòng Nuôi trồng thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết: Đa dạng hóa đối tượng NTTS là hình thức nuôi kết hợp nhiều đối tượng trên cùng một đơn vị diện tích, nhằm tận dụng những đặc điểm sinh học của các đối tượng đó để hạn chế dịch bệnh, giảm chi phí đầu tư, tăng hiệu quả sản xuất. Bên cạnh đó, phục hồi môi trường các vùng nuôi bỏ hoang hoặc kém hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho người dân. Trong hình thức nuôi xen ghép, việc kết hợp các đối tượng nuôi có đặc tính hỗ trợ lẫn nhau đã tận dụng hết thức ăn từ tầng mặt, tầng giữa đến tầng đáy, hạn chế sử dụng các loại thuốc xử lý môi trường, nâng cao hiệu quả kinh tế theo hướng sản xuất bền vững và nếu xuất bán đúng thời điểm sẽ có giá thành cao, tránh “được mùa, mất giá”. Qua thời gian triển khai hình thức đa dạng hóa các đối tượng NTTS, kết quả các đối tượng xen ghép đều cho sản lượng tốt và hiệu quả kinh tế cao. Hình thức nuôi này đã nâng cao hiệu quả của việc sử dụng đất, duy trì tính ổn định của vùng nuôi, tạo hướng đi mới cho nghề NTTS, giúp xóa đói, giảm nghèo cho người dân, tạo cho người dân ý thức về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, điều lưu ý của hình thức nuôi này là phải đúng thời điểm mùa vụ, nuôi đúng yêu cầu kỹ thuật từ khâu chọn giống, phòng bệnh và chăm sóc. Đồng thời, người dân cần tìm hiểu đặc điểm, điều kiện tự nhiên của từng vùng để kết hợp đối tượng nuôi trồng cho phù hợp, tránh ảnh hưởng đến năng suất mùa vụ.

Lê Ngọc


Lê Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]