(Baothanhhoa.vn) - Ngay từ mùng 4 Tết Nguyên đán Quý Mão, Công ty TNHH MTV Thuỷ lợi Bắc Sông Mã đã phát động CBCNV ra quân phục vụ sản xuất, thay ca thường trực tại đầu mối công trình, vận hành các trạm bơm, nạo vét bể hút, kênh dẫn các trạm bơm, kênh mương tưới của các hệ thống, vớt rác, thông dòng chảy, cấp nước đợt 2 cho nông dân các địa phương trong vùng đổ ải, chuẩn bị các điều kiện để từ ngày 29-1 đồng loạt xuống đồng gieo cấy 20.847 ha lúa vụ đông - xuân năm 2023.

Chủ động khắc phục nguồn nước nhiễm mặn, phục vụ tưới cho sản xuất nông nghiệp

Ngay từ mùng 4 Tết Nguyên đán Quý Mão, Công ty TNHH MTV Thuỷ lợi Bắc Sông Mã đã phát động CBCNV ra quân phục vụ sản xuất, thay ca thường trực tại đầu mối công trình, vận hành các trạm bơm, nạo vét bể hút, kênh dẫn các trạm bơm, kênh mương tưới của các hệ thống, vớt rác, thông dòng chảy, cấp nước đợt 2 cho nông dân các địa phương trong vùng đổ ải, chuẩn bị các điều kiện để từ ngày 29-1 đồng loạt xuống đồng gieo cấy 20.847 ha lúa vụ đông - xuân năm 2023.

Chủ động khắc phục nguồn nước nhiễm mặn, phục vụ tưới cho sản xuất nông nghiệp

Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Sông Mã hàng năm phục vụ tưới và tiêu cho hơn 77.000 ha đất sản xuất nông nghiệp thuộc 6 huyện, thị xã, thành phố phía bờ bắc sông Mã.

Hiện nay vùng ảnh hưởng triều thuộc các huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hà Trung đã nhiễm mặn. Độ mặn đo tại Cống Lộc Động (Hậu Lộc) ngày mùng 6 Tết Quý Mão đã lên 5/1000. Nhiều thời điểm trong ngày các trạm bơm vùng ven biển không hoạt động được. Nguồn nước bơm phục vụ tưới cho sản xuất 27.931 ha cây trồng, trong đó đổ ải, gieo cấy 20.847 ha lúa vụ đông - xuân năm 2023 trong hệ thống thủy nông bắc sông Mã (Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Nga Sơn, Hà Trung, thị xã Bỉm Sơn và TP Thanh Hóa) gặp nhiều khó khăn.

Chủ động khắc phục nguồn nước nhiễm mặn, ngay từ các tháng cuối năm 2022 Công ty TNHH MTV Thuỷ lợi Bắc Sông Mã đã chỉ đạo các chi nhánh thủy lợi trực thuộc tận dụng mọi nguồn nước ngọt tranh thủ bơm trữ vào kênh, ao hồ trong đồng; đắp đập trên các kênh tiêu, đóng chặt các cống tiêu dưới đê, chèn kín nước và thả phai đắp đất để giữ nước trong kênh tiêu, sông nội đồng, đồng thời ngăn mặn xâm nhập vào đồng. 7 chi nhánh trực thuộc công ty đã triển khai phương án, kế hoạch phòng, chống khô hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn trong mùa khô cụ thể đến từng công trình, xứ đồng. Trong đó, xác định rõ thời gian bơm cấp nước, nguồn nước cho từng vùng, từng khu vực để có giải pháp cụ thể, phù hợp.

Chủ động khắc phục nguồn nước nhiễm mặn, phục vụ tưới cho sản xuất nông nghiệp

Công nhân chi nhánh thủy lợi Hoằng Hóa nạo vét kênh tưới N22 vùng Đông Nam.

Công ty và các chi nhánh trực thuộc đã tổ chức làm thủy lợi mùa khô, nạo vét các bể hút, kênh dẫn, kênh tiêu, kênh nội đồng, vớt rác trong toàn hệ thống nhằm khơi thông các bể hút, trục kênh và tăng dung tích trữ nước. Trước đó, công ty đã tiến hành rà soát, kiểm tra, đánh giá khả năng phục vụ sản xuất của các trạm bơm tưới, trạm bơm tưới - tiêu kết hợp để chuẩn bị vật tư thiết bị dự phòng, sửa chữa hư hỏng, thay thế phụ tùng bảo đảm cho các trạm bơm hoạt động tốt.

Công ty đã lắp đặt thay thế 20 máy bơm cũ có công suất thấp (800 đến 1.000m3/giờ/máy lên 1.400m3/giờ/máy); đối với vùng cao có khả năng xảy ra khô hạn, công ty lắp đặt bổ sung máy bơm dã chiến, bơm dầu chống hạn. Vùng thiếu nguồn nước và khó khăn về nước tưới thuộc các huyện Hậu Lộc, Nga Sơn, công ty đã chủ động nạo vét, khơi thông kênh Chiếu Bạch để bơm chuyền nước từ trạm bơm Cống Phủ (Hà Trung) bổ sung nguồn nước ngọt cho Nga Sơn; bơm nước từ trạm bơm Hoằng Khánh, Hoằng Giang (Hoằng Hóa) bổ sung nước cho Hậu Lộc.

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, công ty đã đóng âu Báo Văn để ngăn mặn, giữ nước ngọt; đắp đập ngăn sông Càn để ngăn mặn và tích trữ nước ngọt hồi quy từ thị xã Bỉm Sơn, huyện Hà Trung và tỉnh Ninh Bình về tưới cho đồng ruộng Nga Sơn.

Chủ động khắc phục nguồn nước nhiễm mặn, phục vụ tưới cho sản xuất nông nghiệp

Trạm tưới Cống Phủ 2, xã Yến Sơn, huyện Hà Trung do chi nhánh thủy lợi Hà Trung quản lý, vận hành, tưới và tạo nguồn tưới cho gần 2.000 ha lúa màu.

Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Sông Mã Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết: Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Sông Mã là đơn vị hoạt động công ích, có chức năng nhiệm vụ quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; hàng năm phục vụ tưới và tiêu cho 77.348 ha đất sản xuất nông nghiệp thuộc 6 huyện, thị xã, thành phố phía bờ bắc sông Mã gồm: Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Nga Sơn, Hà Trung, thị xã Bỉm Sơn và TP Thanh Hóa. Hiện nay công ty đang quản lý 99 trạm bơm tưới, tiêu, 357 máy bơm với lưu lượng từ 400-8000m3/h; 123 kênh mương tưới tiêu trên địa bàn 6 huyện, thị xã, thành phố. Khắc phục tình trạng nhiễm mặn, công ty đã chỉ đạo các chi nhánh thủy nông trực thuộc phân công CBCNV thay ca thường trực tại các trạm bơm và cửa lấy nước dọc sông Lèn, 15 phút đo độ mặn tại các cửa cống lấy nước một lần để khi có nguồn nước ngọt là tranh thủ vận hành hết công suất trạm bơm. Chủ động khắc phục tình trạng nguồn nước tại cống Lộc Động nhiễm mặn, trạm bơm Đại Lộc và trạm bơm Châu Lộc (tại xã Triệu Lộc) đã vận hành hết công suất để đổ nước xuống sông Trà Giang tạo nguồn cho các trạm bơm nội đồng hoạt động. Để bảo đảm hệ thống kênh dẫn nước thông thoáng, các tháng vừa qua công ty và các chi nhánh trực thuộc đã đào đào đắp kênh mương liên xã, kênh dẫn bể hút các trạm bơm tưới, tiêu với tổng khối lượng là 21.607 m3, tổng số huy động là 2.347 ngày công.

Chủ động khắc phục nguồn nước nhiễm mặn, phục vụ tưới cho sản xuất nông nghiệp

Trạm bơm Châu Lộc tại xã Triệu Lộc do chi nhánh thủy lợi Hậu Lộc quản lý, bơm nước tưới cho hơn 1.000 ha lúa vụ đông xuân 2023.

Có mặt tại Chi nhánh Thủy lợi Hậu Lộc phục vụ nước tưới cho nông dân làm đất, gieo cấy, chăm sóc hơn 4.500 ha lúa vụ đông - xuân trên địa bàn đã tập trung nạo vét các kênh mương, bể hút, kênh dẫn các trạm bơm với khối lượng đã đào đắp gần 7.000 m3 bùn, đất. Chủ động bơm trữ nước ngọt sớm cho các trạm bơm dọc sông Lèn hoạt động; đóng chặt các cống tiêu dưới đê, chèn kín nước và thả phai đắp đất để giữ nước trong kênh tiêu, sông nội đồng.

Giám đốc Chi nhánh Thủy lợi Hậu Lộc Nguyễn Thành Chinh cho biết: Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn gặp nhiều khó khăn do từ đầu tháng 12-2022, mặn đã xâm nhập sâu vào vùng ven biển Hậu Lộc. Tại cống Lộc Động do nhiễm mặn, nhiều thời điểm không lấy được nước cho các trạm bơm nội đồng hoạt động. Xâm nhập mặn ảnh hưởng đến các trạm bơm nội đồng thuộc vùng đông và tây kênh De và các trạm bơm dọc sông Trà Giang. Trong các ngày trước, trong và sau tết Quý Mão, chi nhánh đã phân công các cụm thủy lợi trực thuộc thay ca thường trực, đo độ mặn theo quy định tại các trạm bơm và cửa lấy nước dọc sông Lèn, để quyết định thời điểm lấy nước ngọt cho các trạm bơm vận hành.

Trước đó, chi nhánh đã tiến hành kiểm tra, đánh giá khả năng phục vụ sản xuất của 27 trạm bơm để sửa chữa hư hỏng, chuẩn bị vật tư thiết bị cần thiết, bảo đảm các trạm bơm vận hành tốt khi có yêu cầu. Phân công cán bộ công nhân viên bám địa bàn thay ca thường trực tại đầu mối công trình, hệ thống kênh chính, nạo vét bể hút, kênh dẫn, kênh tưới các trạm bơm, kênh mương tưới của các hệ thống đảm bảo kênh dẫn nước thông suốt từ đầu mối đến mặt ruộng, đóng cửa cống vùng dễ tưới dành nước cho vùng cuối kênh, vùng cao, vùng nhiễm mặn đủ nước ngọt cho bà con đổ ải phục gieo cấy vụ đông - xuân năm 2023 trong khung thời vụ tốt nhất.

Theo dự báo của Chi nhánh thủy lợi huyện Hậu Lộc, khoảng hơn 300 ha lúa trên địa bàn huyện Hậu lộc có khả năng thiếu nước, khô hạn. Để tạo điều kiện cho các xã vùng ven biển Hậu Lộc chủ động khắc phục tình trạng xâm nhập mặn, bảo vệ cây trồng, trước mắt chi nhánh đã triển khai một số giải pháp như bơm trữ nước ngọt vào kênh mương nội đồng; lắp đặt máy bơm dầu, máy bơm dã chiến bơm nước tưới cho cây trồng.

Thảo Nguyên


Thảo Nguyên

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]