(Baothanhhoa.vn) - Trên địa bàn tỉnh có khoảng 500 cửa hàng xăng dầu các loại đang hoạt động, phân bổ ở khắp các địa phương miền núi, trung du, đồng bằng, ven biển, cung cấp mỗi năm một lượng lớn xăng dầu cho nhân dân. Tuy nhiên, việc giám sát về số lượng và chất lượng xăng dầu cung cấp cho người tiêu dùng có đúng quy định hay không thì phải nhờ đến cơ quan chức năng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Cách làm mới trong kiểm tra đo lường, chất lượng xăng dầu

Trên địa bàn tỉnh có khoảng 500 cửa hàng xăng dầu các loại đang hoạt động, phân bổ ở khắp các địa phương miền núi, trung du, đồng bằng, ven biển, cung cấp mỗi năm một lượng lớn xăng dầu cho nhân dân. Tuy nhiên, việc giám sát về số lượng và chất lượng xăng dầu cung cấp cho người tiêu dùng có đúng quy định hay không thì phải nhờ đến cơ quan chức năng.

Cách làm mới trong kiểm tra đo lường, chất lượng xăng dầu

Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra thiết bị đo xăng dầu.

Trong nửa cuối năm 2019, đoàn khảo sát, kiểm tra liên ngành do Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì đã thực hiện khảo sát về đo lường, chất lượng xăng dầu tại 60 cơ sở trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố, gồm: TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn; các huyện: Cẩm Thủy, Quảng Xương, Hậu Lộc, Nông Cống, Hà Trung, Triệu Sơn, Đông Sơn, Ngọc Lặc, Lang Chánh, Thiệu Hóa, Yên Định, Vĩnh Lộc, Như Thanh, Thọ Xuân, Nga Sơn, Tĩnh Gia, Quan Sơn, Thường Xuân. Trên cơ sở kết quả khảo sát, lực lượng chức năng đã thực hiện kiểm tra đặc thù, đột xuất tại 6 cơ sở, qua đó đã phát hiện vi phạm và xử lý 3 cơ sở vi phạm quy định về đo lường, chất lượng xăng dầu. Đáng chú ý là đã phát hiện 2 mẫu xăng vi phạm về chất lượng (ở 2 huyện Cẩm Thủy và Triệu Sơn), 1 phương tiện đo vi phạm về đo lường (ở TP Thanh Hóa). Đoàn kiểm tra đã xử phạt 3 cơ sở với số tiền phạt là hơn 119 triệu đồng. Đây là đợt kiểm tra đo lường, chất lượng xăng dầu có kết quả tốt nhất trong vòng 5 năm trở lại đây của Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Thanh Hóa.

Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Đức Bảy, Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Thanh Hóa, trưởng đoàn kiểm tra cho biết: Kiểm tra Nhà nước (KTNN) là một biện pháp quan trọng để bảo đảm đo lường, chất lượng xăng dầu. Các phương thức KTNN đối với đo lường, chất lượng xăng dầu hiện nay gồm có: Kiểm tra theo kế hoạch, kiểm tra đặc thù, kiểm tra đột xuất. Trong thực tế, việc tổ chức thực hiện các phương thức kiểm tra này như thế nào để đạt được hiệu quả luôn là điều trăn trở của lực lượng làm công tác quản lý Nhà nước về đo lường, chất lượng xăng dầu. Từ trăn trở đó, Sở Khoa học và Công nghệ đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 168/KH-UBND ngày 30-7-2019 về khảo sát, kiểm tra đặc thù, đột xuất về tiêu chuẩn, đo lường chất lượng xăng dầu trên địa bàn tỉnh năm 2019.

Được sự đồng ý của Chủ tịch UBND tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, tiến hành khảo sát một cách bí mật, bất ngờ. Để đảm bảo tính bí mật, đoàn khảo sát, kiểm tra không sử dụng xe công biển xanh trong suốt quá trình đi khảo sát, kiểm tra. Việc khảo sát được thực hiện bằng cách trong vai khách hàng đi mua mẫu xăng dầu vào can, sau đó rót vào bình chuẩn để đong lại. Nếu đạt yêu cầu về đo lường thì kết thúc việc khảo sát, không kiểm tra. Nếu không đạt yêu cầu về đo lường thì tiến hành kiểm tra đặc thù phương tiện đo.

Đối với khảo sát, kiểm tra đột xuất về chất lượng, đoàn kiểm tra trong vai khách hàng đi mua mẫu xăng dầu như khách hàng thông thường, sau đó đo bằng thiết bị kiểm tra nhanh về chất lượng; kiểm tra cảm quan xăng dầu nếu không phát hiện dấu hiệu vi phạm về chất lượng thì kết thúc khảo sát, không kiểm tra. Nếu phát hiện dấu hiệu vi phạm về chất lượng xăng dầu thì thực hiện kiểm tra đột xuất về chất lượng.

Với cách làm trên, biện pháp kết hợp khảo sát với kiểm tra đặc thù, đột xuất về đo lường, chất lượng xăng dầu được thực hiện đã chứng tỏ được hiệu quả, đó là có tính răn đe rất cao đối với các hành vi cố tình vi phạm quy định về đo lường, chất lượng. Bởi, trước đây, nếu đã được lực lượng chức năng kiểm tra 1 lần thì các chủ cơ sở có thể “yên tâm” là thời gian còn lại trong năm sẽ không bị kiểm tra về đo lường, chất lượng. Đồng thời, nếu được kiểm tra thì chủ cơ sở sẽ được thông báo trước về thời gian kiểm tra nên có thể “chủ động chuẩn bị” những hành động đối phó, nếu muốn. Nhưng với việc triển khai biện pháp kết hợp khảo sát với kiểm tra thì cơ sở có thể được khảo sát chất lượng nhiều lần trong năm và nếu như có dấu hiệu vi phạm thì bất cứ lúc nào cơ sở cũng có thể bị kiểm tra, bị phát hiện vi phạm và bị xử lý. Đây là yếu tố rất quan trọng để bảo đảm đo lường, chất lượng xăng dầu.

Bên cạnh đó, việc triển khai thực hiện biện pháp kết hợp trên đã nâng cao rõ rệt hiệu quả của công tác kiểm tra; tỷ lệ cơ sở bị phát hiện vi phạm trên tổng số cơ sở được kiểm tra lên tới 50%. Bởi, hoạt động kiểm tra được tiến hành thực hiện ngay sau hoạt động khảo sát khi phát hiện dấu hiệu vi phạm. Vì thế, các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh sẽ ý thức được trên thị trường luôn luôn có một lực lượng thường trực kiểm tra, kiểm soát về đo lường, chất lượng, sẵn sàng phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm về đo lường của các tổ chức và cá nhân nếu có hành vi gian lận.

Hơn nữa, với tính răn đe rất cao đối với các hành vi cố tình vi phạm và với việc nâng cao rõ rệt được hiệu quả của công tác kiểm tra đã chứng tỏ là một biện pháp mới có hiệu quả cao, góp phần tích cực trong bảo đảm đo lường, chất lượng xăng dầu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong năm 2019.

Với hiệu quả đã được chứng minh trên thực tế, biện pháp kết hợp khảo sát với kiểm tra đặc thù, đột xuất về đo lường, chất lượng xăng dầu tiếp tục được triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh trong năm 2020 theo Kế hoạch số 258/KH-UBND ngày 25-12-2019 của UBND tỉnh.

Bài và ảnh: Lê Nhân


Bài Và Ảnh: Lê Nhân

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]