(Baothanhhoa.vn) - Từ đầu năm 2020, dịch bệnh COVID-19 xảy ra trên phạm vi toàn cầu, diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư, thương mại trên thế giới, trong đó có nước ta và tỉnh Thanh Hóa.

Bức tranh tổng thể kinh tế năm 2020

Từ đầu năm 2020, dịch bệnh COVID-19 xảy ra trên phạm vi toàn cầu, diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư, thương mại trên thế giới, trong đó có nước ta và tỉnh Thanh Hóa.

Bức tranh tổng thể kinh tế năm 2020

Khu nuôi trồng thủy sản ở xã Hoằng Yến (Hoằng Hóa). Ảnh: Phạm Nam

Trong bối cảnh đó, với sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, cùng với sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, kinh tế - xã hội năm 2020 của tỉnh ta cơ bản vẫn giữ ổn định, một số lĩnh vực có bước phát triển; quốc phòng – an ninh, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; có 22/27 chỉ tiêu chủ yếu được HĐND tỉnh quyết nghị hoàn thành và vượt kế hoạch. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 6,08%, tuy không đạt kế hoạch (12,5% trở lên), nhưng là mức tăng trưởng cao nhất khu vực Bắc Trung bộ.

Bức tranh tổng thể kinh tế năm 2020

Năm 2020, huy động vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh đạt 135.000 tỷ đồng, tăng 12,5% so với cùng kỳ; các dự án, công trình chuyển tiếp và triển khai đầu tư xây dựng mới trên địa bàn với số vốn đầu tư hàng ngàn tỷ đồng. Trong số đó, có nhiều dự án, công trình đưa vào sản xuất, kinh doanh; khai thác, sử dụng đã phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống người dân; đồng thời, tạo đà cho phát triển của tỉnh trong giai đoạn tới. Trong đó, phải kể đến Dự án Nhà máy sợi dệt An Phước tại xã Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy. Đây là dự án gắn trồng trọt với chế biến, gắn nông nghiệp với công nghiệp; công suất 10.000 cọc sợi/năm tương ứng với 1.700 tấn sợi gai/năm và 1.400 tấn bông gai/năm. Tổng diện tích vùng nguyên liệu ổn định cho nhà máy hoạt động là 6.500 ha thuộc 12 huyện trên địa bàn tỉnh. Qua 3 năm xây dựng, cuối tháng 10–2020, nhà máy đã hoàn thành và đi vào hoạt động, tạo thêm cho tỉnh, cho ngành nông nghiệp, công nghiệp một sản phẩm mới, góp phần hiện thực hóa chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm tại các huyện miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa. Đi đôi với đó, Dự án Nhà máy luyện cán thép Nghi Sơn giai đoạn 1, công suất 1 triệu tấn phôi thép/năm và 1 triệu tấn thép cán thành phẩm/năm, thuộc Tổ hợp Khu Liên hợp Gang thép Nghi Sơn, có tổng công suất 7 triệu tấn/năm. Sau một thời gian xây dựng, cuối tháng 10–2020, chủ đầu tư đã tổ chức khánh thành, đi vào sản xuất. Dây chuyền công nghệ của dự án được thiết kế, chế tạo và cung cấp bởi Tập đoàn Daniely - tập đoàn hàng đầu thế giới về lĩnh vực luyện kim và sản xuất thép, có trụ sở tại Italia. Dự án vận hành thành công và đi vào sản xuất ổn định đã tạo động lực tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa, tạo khoảng 2.000 việc làm, dự kiến đóng góp khoảng 1.000 tỷ đồng vào ngân sách của tỉnh mỗi năm. Đầu tư dây chuyền 3 Nhà máy Xi măng Long Sơn, có tổng vốn đầu tư khoảng 4.000 tỷ đồng, được chủ đầu tư là Công ty Xi măng Long Sơn triển khai xây dựng từ tháng 10-2019. Dây chuyền 3 đi vào hoạt động sẽ nâng tổng công suất của Nhà máy Xi măng Long Sơn trên 7 triệu tấn/năm. Ông Trương Văn Lợi, Giám đốc sản xuất, Trưởng Ban Quản lý Dự án dây chuyền 3, Nhà máy Xi măng Long Sơn, cho biết: Chủ đầu tư lựa chọn công nghệ xây dựng dây chuyền 3 tiên tiến, hiện đại nhất trên thế giới hiện nay. Như máy nghiền liệu xi măng, hệ thống làm nguội clinker, hệ thống cấp liệu, cân định lượng... của các hãng nổi tiếng Cộng hòa Liên bang Đức; hệ thống đo lường, điều khiển tự động, kiểm soát phân tích mẫu... của Thụy Sỹ... Tại công trường thi công dự án đường giao thông ven biển qua TP Sầm Sơn và huyện Quảng Xương, các nhà thầu đang tập trung cao cho việc thi công các hạng mục cuối cùng của dự án. Theo báo cáo của Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông số II Thanh Hóa, dự án đường giao thông ven biển qua TP Sầm Sơn và huyện Quảng Xương, có tổng mức đầu tư sau khi thực hiện điều chỉnh là 1.479,704 tỷ đồng (xây lắp 686,78 tỷ đồng, chi khác 92,06 tỷ đồng, giải phóng mặt bằng và còn lại là dự phòng). Đến nay, các nhà thầu đã thi công xong 11,9 km/12,5 km nền đường; 10,8 km/12,5 km móng cấp phối đá dăm; 8,5 km/12,5 km thảm bê tông nhựa lớp dưới; 4,7 km/5,76 km hào kỹ thuật và cống thoát nước dọc; 60/60 cọc khoan nhồi, 11/46 dầm bản, ½ mố M1 và toàn bộ mố M2 cầu Sông Rào. Tổng giá trị khối lượng thực hiện đạt hơn 515 tỷ đồng. Hiện các địa phương đang tập trung tháo gỡ những vướng mắc về mặt bằng của dự án; các nhà thầu tập trung cao cho việc đẩy nhanh tiến độ thi công dự án. Ngoài ra, còn nhiều công trình, dự án ở các lĩnh vực trên địa bàn tỉnh đang được chủ đầu tư, các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công.

Bức tranh tổng thể kinh tế năm 2020

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, năm 2020, sản xuất nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát triển ổn định và đạt kết quả khá toàn diện; giá trị sản xuất toàn ngành đạt 29.129 tỷ đồng, tăng 3,2% so với cùng kỳ; tổng sản lượng lương thực ước đạt 1,57 triệu tấn, đạt kế hoạch. Trong năm, các địa phương đã tích tụ, tập trung được 10.790 ha đất sản xuất; chuyển đổi 5.920 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn; sản xuất tập trung theo chuỗi giá trị gắn với liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm ước đạt 60.500 ha. Công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm được tăng cường, cơ cấu vật nuôi chuyển dịch sang các sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Trồng rừng đạt 10.300 ha, vượt 3% kế hoạch; tỷ lệ che phủ rừng đạt 53,46%, đạt kế hoạch. Giá trị sản xuất thủy sản đạt 6.049 tỷ đồng, tăng 6,5% so với cùng kỳ; sản lượng 194 nghìn tấn, vượt 7,8% kế hoạch, tăng 6,6%. Xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tích cực; toàn tỉnh hiện có 8 đơn vị cấp huyện, 330 xã, 800 thôn, bản (sau khi sáp nhập) đạt chuẩn nông thôn mới, 18 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 2 xã đạt chuẩn nông thôn kiểu mẫu. Có 59 sản phẩm OCOP được xếp hạng 3 và 4 sao và tỉnh đang trình Trung ương thẩm định, công nhận 2 sản phẩm đạt 5 sao. Sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá, đạt 141.640 tỷ đồng, đạt 93,6% kế hoạch, tăng 12,3% so với cùng kỳ. Có 21/32 sản phẩm chủ yếu tăng so với cùng kỳ; trong đó, có một số sản phẩm tăng cao, như: thép, dầu ăn, xăng, dầu diesel, sữa. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 4,1%, kim ngạch xuất khẩu 3,76 tỷ USD, tăng 1,6%; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 5 tỷ USD, tăng 1,8%; toàn tỉnh ước đón 7,2 triệu lượt khách; vận tải ước đạt 57,2 triệu tấn hàng hóa và 42,3 triệu lượt khách; xếp dỡ hàng hóa qua Cảng Nghi Sơn ước đạt 39,7 triệu tấn, tăng 23% so với cùng kỳ. Đồng thời, đã mở thêm 5 đường bay mới, nâng tổng số đường bay qua Cảng Hàng không Thọ Xuân lên 8 đường bay; vận tải hàng không đón 1,2 triệu lượt khách, tăng 9% so với cùng kỳ.

Năm 2021, tỉnh ta tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả “nhiệm vụ kép” là vừa phòng, chống dịch bệnh COVID-19 có hiệu quả, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp khôi phục và thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển, tạo đột phá về đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bài và ảnh: Xuân Cường



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]